Tiếp tục tăng tiền lương của công chức viên chức sau 2026 nếu thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đúng không?
Bảng lương mới đang áp dụng cho công chức viên chức như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Theo đó tăng tiền lương cơ sở thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 01/7/2024). Và mức lương cơ sở mới này dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời Căn cứ Thông tư 10/2023/TT-BNV thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được tính bằng công thức sau đây:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Từ công thức trên có thể tham khảo thêm bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024 tính theo mức lương cơ sở mới theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP sau đây:
* Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức:
(Một phần bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức)
* Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức:
(Một phần bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức)
Tải file excel toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 của cán bộ, công chức, viên chức: Tại đây
Xem thêm:
>> Mức hưởng lương hưu tháng 8 2024 theo mức mới là bao nhiêu?
Xem thêm:
>> Tiếp tục điều chỉnh mức lương cơ sở từ 01/7/2024 dựa theo 3 yếu tố nào?
>> Tăng lương cơ sở cao hơn 2,34 triệu trước cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 có đúng không?
Tiếp tục tăng tiền lương của công chức viên chức sau 2026 nếu thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đúng không?
Tiếp tục tăng tiền lương của công chức viên chức sau 2026 nếu thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đúng không?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Nội dung cải cách tiền lương trong Nghị quyết 27 có đề cập một số sự thay đổi quan trọng trong việc xây dựng bảng lương mới như:
Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Tuy nhiên, Ban chấp hành Trung ương Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024 đã đưa ra một số nguyên nhân chưa thể thực hiện toàn bộ nội dung cải cách tiền lương trong khu vực công theo Nghị quyết 27 như sau:
Có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27 cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết 27, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi.
Nắm được tình hình đó, Kết luận 83-KL/TW năm 2024 cũng đã đưa ra chỉ đạo:
Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Đối với Ban cán sự đảng Chính phủ tổ chức thực hiện như sau:
(1) Chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội xác định những nội dung cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, nhất là các chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở và hệ số lương để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với lộ trình cải cách tiền lương khu vực công.
(2) Lãnh đạo, chỉ đạo Chính phủ thực hiện việc điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW tại Kết luận này; đồng thời chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
Như vậy, sau 2026 mới có thể tiếp tục thực hiện những nội dung về xây dựng 5 bảng lương mới và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công. Nếu thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết 27 thì 5 bảng lương mới này không được thấp hơn tiền lương hiện hưởng và tiền lương của công chức viên chức có thể tiếp tục tăng thêm.
Mục tiêu tổng quát khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là gì?
Theo khoản 2.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định mục tiêu tổng quát khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là:
- Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ;
- Tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực;
- Góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
- Phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
- Bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?