Tiền mua trang phục cho nhân viên dưới 1 triệu có tính thuế TNCN hay không?
Tiền mua trang phục cho nhân viên dưới 1 triệu có tính thuế TNCN hay không?
Căn cứ quy định tại tiết đ.4 điểm đ khoản 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước thuộc khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
- Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
Bên cạnh đó, theo Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo các quy định của pháp luật nêu trên, trường hợp người lao động nhận khoản phụ cấp trang phục 1 triệu thì không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Tiền mua trang phục cho nhân viên có tính thuế TNCN hay không?
Công ty có được sa thải người lao động khi người lao động mặc sai đồng phục theo quy định của công ty?
Căn cứ theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Theo quy định, người lao động sẽ bị áp dụng xử lý kỷ luật sa thải khi có các hình vi như : trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động, tái phạm, tự ý bỏ việc 05 ngày dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy trong các trường hợp bị xử lý kỷ luật sa thải không có hành vi người lao động mặc sai đồng phục theo quy định công ty. Do đó trường hợp công ty sa thải người lao động khi người lao động mặc sai đồng phục là không đúng với quy định pháp luật.
Bên tuyển dụng yêu cầu mua đồng phục trước khi vào làm việc có phải lừa đảo hay không?
Căn cứ Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuyển dung lao động như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Theo quy định trên thì khi tham gia tuyển dụng lao động người lao động sẽ không cần phải trả bất cứ chi phí nào kể cả tiền đồng phục vì lúc này hai bên chưa phát sinh quan hệ lao động. Tuy nhiên trường hợp sau khi các bên kí kết hợp đồng công ty có thể yêu cầu người lao động mặc đồng phục và chi phí này có thể được công ty hỗ trợ.
Trường hợp chưa kí kết hợp đồng mà đã yêu cầu người lao động trả chi phí đồng phục trong khâu tuyển dụng thì có thể là hình thức lừa đảo. Người xin việc nên lưu ý, xem xét cẩn thận trong trường hợp này.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?