Tiền công đức bị tăng cường quản lý theo Công điện 77 của Thủ tướng Chính phủ? Có thuộc các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo giảm trừ thuế TNCN không?

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức ra sao theo Công điện 77?

Tiền công đức là gì?

Theo Điều 3 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức:
a) Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản;
b) Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
...

Theo đó tiền công đức là các khoản tiền hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức:

- Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản;

- Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tiền công đức bị tăng cường quản lý theo Công điện 77 của Thủ tướng Chính phủ? Tiền công đức có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Tiền công đức bị tăng cường quản lý theo Công điện 77 của Thủ tướng Chính phủ? (Hình từ Internet)

Tiền công đức có thuộc các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo giảm trừ thuế thu nhập cá nhân không?

Theo Điều 20 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (quy định liên quan đến việc xác định thuế đối với cá nhân kinh doanh bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Luật Sửa đổi các Luật về thuế 2014) quy định:

Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo
1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
a) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
b) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
2. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận.

Theo đó các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập cá nhân gồm:

- Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;

- Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.

Như vậy tuy tiền công đức có thể là các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động tuy nhiên không thuộc các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nên không được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân.

Tiền công đức bị tăng cường quản lý theo Công điện 77 của Thủ tướng Chính phủ ra sao?

Theo Công điện 77/CĐ-TTg năm 2024 thì công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ vẫn còn một số hạn chế. Số liệu báo cáo thu, chi tiền công đức, tài trợ của các di tích, kể cả di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt mới chỉ phản ánh một phần, chưa đầy đủ. Còn một số cơ sở di tích lịch sử - văn hóa chưa báo cáo kịp thời, đầy đủ công tác quản lý tiền công đức, tiền tài trợ; chưa thực hiện lắp đặt camera để giám sát tại các điểm tiếp nhận, kiểm đếm tiền công đức, tài trợ. Vẫn tồn tại tình trạng du khách đặt nhiều loại tiền trên các ban thờ tại các di tích làm mất đi sự tôn nghiêm, thanh tịnh nơi thờ tự. Việc quản lý tiền công đức, tiền tài trợ có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro để thất thoát, trộm cắp ...

Trước tình hình trên, để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc, thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ về xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc được nêu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các yêu cầu đối với các cá nhân tổ chức như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

+ Nghiên cứu nội dung báo cáo, kiến nghị của Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023;

Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo quy định để tăng cường công tác quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa;

Rà soát văn bản, quy định của địa phương liên quan đến quản lý thu, chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội để ban hành Quyết định mới hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo quy định của Bộ Tài chính;

Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan công khai, minh bạch việc thu, chi các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội và cung cấp thông tin kịp thời khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, huy động sự vào cuộc, đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân;

Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được sử dụng chặt chẽ, công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật, tuyệt đối không để xảy ra lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi, phục vụ lợi ích cá nhân;

Góp phần giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.

- Bộ trưởng các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá theo quy định.

- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền trong Quý IV năm 2024 để bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa và chế tài xử lý nghiêm khi để phát sinh sai phạm.

Tiền công đức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tiền công đức bị tăng cường quản lý theo Công điện 77 của Thủ tướng Chính phủ? Có thuộc các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo giảm trừ thuế TNCN không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tiền công đức
706 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền công đức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền công đức

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 17 văn bản về thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2024 Toàn bộ văn bản hướng dẫn Thuế giá trị gia tăng mới nhất Những văn bản quan trọng về Thuế thu nhập doanh nghiệp Tiền công đức: Tổng hợp quy định pháp luật mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào