Thuyền bộ thuộc quyền quản lý lao động của ai trong thời gian tàu biển cho thuê định hạn?
Thuyền bộ là những ai?
Căn cứ theo Điều 50 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thuyền bộ như sau:
Thuyền bộ
Thuyền bộ là những thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển.
Theo đó, thuyền bộ là những thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển.
Thuyền bộ thuộc quyền quản lý lao động của ai trong thời gian tàu biển cho thuê định hạn?
Chủ tàu có trách nhiệm gì với thuyền bộ?
Căn cứ theo Điều 51 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền bộ như sau:
Trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền bộ
1. Bố trí đủ thuyền viên theo định biên của tàu biển và bảo đảm thuyền viên phải có đủ điều kiện làm việc trên tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 59 của Bộ luật này.
2. Quy định chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên, trừ các chức danh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
3. Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển theo quy định của pháp luật.
4. Mua bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền bộ gồm:
- Bố trí đủ thuyền viên theo định biên của tàu biển và bảo đảm thuyền viên phải có đủ điều kiện làm việc trên tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 59 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;
+ Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
+ Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;
+ Có sổ thuyền viên;
+ Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
- Quy định chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên, trừ các chức danh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
- Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển theo quy định của pháp luật.
- Mua bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định của pháp luật.
Thuyền bộ thuộc quyền quản lý lao động của ai trong thời gian tàu biển cho thuê định hạn?
Căn cứ theo Điều 224 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về quan hệ giữa chủ tàu, người thuê tàu và thuyền bộ của tàu trong thuê tàu định hạn có nội dung về việc quản lý lao động trong thời gian này như sau:
Quan hệ giữa chủ tàu, người thuê tàu và thuyền bộ của tàu trong thuê tàu định hạn
1. Trong thời gian tàu cho thuê định hạn, thuyền trưởng và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu vẫn thuộc quyền quản lý về lao động của chủ tàu. Chủ tàu hoàn toàn chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến thuyền bộ.
2. Trong hoạt động khai thác tàu, thuyền trưởng là người đại diện của người thuê tàu và phải thực hiện các chỉ thị của người thuê tàu phù hợp với hợp đồng thuê tàu định hạn.
3. Chủ tàu chịu trách nhiệm liên đới với người thuê tàu về việc thuyền trưởng thực hiện quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp thuyền trưởng đã ghi rõ trong cam kết của mình là thực hiện quyền hạn đó nhân danh người thuê tàu.
Theo đó, trong thời gian tàu cho thuê định hạn, thuyền trưởng và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu vẫn thuộc quyền quản lý lao động của chủ tàu.
Chủ tàu có nghĩa vụ trả lương cho thuyền viên trong thời gian cho thuê tàu biển định hạn không?
Căn cứ theo Điều 221 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu định hạn như sau:
Nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu định hạn
1. Chủ tàu có nghĩa vụ giao tàu biển cho người thuê tàu đúng địa điểm, thời điểm với trạng thái an toàn kỹ thuật cần thiết, có đủ dự trữ phù hợp với mục đích sử dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng và duy trì như vậy trong suốt thời gian thuê tàu.
2. Chủ tàu có nghĩa vụ cung cấp thuyền bộ có năng lực phù hợp với mục đích sử dụng tàu đã thỏa thuận trong hợp đồng, trả lương và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp khác cho thuyền viên trong thời gian thuê tàu.
Theo đó, trong thời gian cho thuê tàu định hạn thì bên cạnh nghĩa vụ cung cấp thuyền bộ có năng lực phù hợp với mục đích sử dụng tàu đã thỏa thuận trong hợp đồng thì chủ tàu có nghĩa vụ trả lương và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp khác cho thuyền viên trong thời gian này.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?