Thừa phát lại có trách nhiệm gì với người yêu cầu trong việc thực hiện yêu cầu?
Thừa phát lại có trách nhiệm gì với người yêu cầu trong việc thực hiện yêu cầu?
Căn cứ tại Điều 6 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định:
Trách nhiệm trong việc thực hiện yêu cầu
1. Thừa phát lại phải hướng dẫn, giải thích đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật cho người yêu cầu hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ, hậu quả pháp lý cụ thể phát sinh của việc thực hiện yêu cầu, nhất là giá trị pháp lý của vi bằng.
2. Thừa phát lại có trách nhiệm cung cấp cho người yêu cầu các thông tin có liên quan về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của Thừa phát lại trong hành nghề Thừa phát lại theo yêu cầu của họ.
Theo đó, trách nhiệm của Thừa phát lại trong việc thực hiện yêu cầu của người yêu cầu là:
- Phải hướng dẫn, giải thích đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật cho người yêu cầu hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ, hậu quả pháp lý cụ thể phát sinh của việc thực hiện yêu cầu, nhất là giá trị pháp lý của vi bằng.
- Cung cấp cho người yêu cầu các thông tin có liên quan về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của Thừa phát lại trong hành nghề Thừa phát lại theo yêu cầu của họ.
Thừa phát lại không được làm những việc gì?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Những việc Thừa phát lại không được làm
1. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
2. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
3. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
4. Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
5. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Thừa phát lại không được làm những việc sau:
- Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
- Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý và thanh lý tài sản.
- Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền và lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
- Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại
1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
3. Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
4. Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
5. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
6. Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
7. Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ sau:
- Trung thực và khách quan khi thực hiện công việc.
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
- Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
- Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
- Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
- Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?