Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động từ Quỹ quốc gia được quy định như thế nào?
Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động từ Quỹ quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 343/QĐ-LĐTBXH năm 2023 có quy định về thủ tục như sau:
Trình tự thực hiện
Bước 1: Người lao động có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
Cách thức thực hiện: Người lao động nộp hồ sơ trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án.
Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định (trong đó 10 ngày và 5 ngày làm việc).
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương (Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội);
- Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
- Yêu cầu: dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý.
- Điều kiện: cá nhân có nhu cầu vay vốn đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
+ Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
Thủ tục vay vốn hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động từ Quỹ quốc gia được quy định như thế nào?
Hồ sơ vay vốn hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động từ Quỹ quốc gia gồm những gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 343/QĐ-LĐTBXH năm 2023 có quy định như sau:
Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giây khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công;
+ Bản sao của một trong các loại giấy tờ:
+ Giấy xác nhận thông tin về cư trú.
+ Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Mẫu giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm dành cho người lao động mới nhất?
Mẫu Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm hiện nay là Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP như sau:
Tải Mẫu Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm: Tại đây
* Hướng dẫn cách điền mẫu giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm:
Người làm đề nghị điền mẫu Giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm nêu trên theo hướng dẫn sau:
(1) Địa điểm của Ngân hàng chính sách xã hội gửi giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ
(2) Trường hợp đề nghị vay vốn tại nơi thường trú thì ghi thông tin nơi thường trú; trường hợp đề nghị vay vốn tại nơi tạm trú thì ghi thông tin nơi tạm trú.
(3) Tích vào ô trống tương ứng đối tượng ưu tiên (nếu có), bao gồm:
- Người khuyết tật theo Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(4) Ghi rõ tên dự án và trình bày ngắn gọn mục đích của dự án đó
(5) Ghi rõ địa chỉ, địa điểm, nơi thực hiện dự án
(6) Số người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cụ thể:
- Lao động nữ (nếu có)
- Lao động là người khuyết tật (nếu có)
- Lao động là người dân tộc thiểu số (nếu có)
(7) Tổng số tiền sẵn có để thực hiện dự án hỗ trợ việc làm cho người lao động
(8) Khoản tiền sẽ đề nghị vay từ ngân sách chính sách xã hội
(9) Liệt kê và ghi rõ mục đích số tiền vay cho từng đầu việc cụ thể
(10) Xác định rõ thời hạn vay (số tháng), tháng nào trả gốc, tháng nào trả lãi.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?