Thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Khi nào người lao động nước ngoài được nhận bảo hiểm xã hội một lần?
Theo khoản 6 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà có yêu cầu được hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam;
- Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.
Theo đó, khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có tham gia BHXH bắt buộc khi chấm dứt hợp đồng lao động và không làm việc nữa thì sẽ được giải quyết hưởng BHXH một lần.
Thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục người lao động nước ngoài hưởng BHXH một lần như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì thủ tục giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động nước ngoài như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
+ Người lao động có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội mà người lao động đóng BHXH.
+ Việc nộp hồ sơ phải thực hiện trong thời hạn 10 ngày tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thời điểm giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực (tùy thuộc điều kiện nào đến trước) mà người lao động không tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không được gia hạn giấy phép
- Bước 2: Nhận kết quả
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động
+ Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ người lao động nước ngoài hưởng BHXH một lần như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 143/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục tham gia, giải quyết bảo hiểm xã hội
1. Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội và trình tự, thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với lao động Việt Nam và thực hiện theo quy định tại Chương VII của Luật bảo hiểm xã hội; Điều 57, 58, 59, 60, 61 và 62 của Luật an toàn, vệ sinh lao động; Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 9, 10, 13, 14, 17, 18, 21, 22, 25 và Điều 26 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP trừ quy định tại khoản 3 Điều này và Điều 16 của Nghị định này.
...
Theo đó, hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động nước ngoài sẽ theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi điểm b khoản 1.2.3 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 như sau:
- Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB
Dưới đây là hình ảnh Mẫu Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.
Tải Mẫu Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần. Tải về
Hướng dẫn viết Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần cho người lao động nước ngoài:
(1) Ghi đầy đủ họ và tên của người hưởng;
(2) Ghi số điện thoại. Trường hợp người lao động không có điện thoại thì có thể ghi số điện thoại của người thân khi cần liên lạc kèm theo họ và tên, mối quan hệ với người đó;
(3) Ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang cư trú của người có yêu cầu giải quyết: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố; trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác làm đơn và thủ tục thì ghi địa chỉ của người được ủy quyền;
(4) Trường hợp người được ủy quyền là người làm đơn thì ghi rõ: “Tôi là .... được ủy quyền làm đơn” còn không thì để trống. Ví dụ: Tôi là Nguyễn Văn A được ủy quyền làm đơn”; đồng thời nộp kèm theo Giấy ủy quyền.
(5) Đánh dấu vào nội dung yêu cầu giải quyết và ghi cụ thể các thông tin.
(6) Trường hợp nộp hồ sơ chậm hơn so với thời điểm hưởng lương hưu hoặc bị mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ thì bổ sung giải trình trong thời gian nộp hồ sơ chậm có xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc chấp hành hình phạt tù giam không (nếu có thì ghi cụ thể thời gian xuất cảnh trái phép, bị tuyên bố mất tích hoặc thời gian chấp hành hình phạt tù giam) hoặc nêu rõ mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ và cam kết chịu trách nhiệm về nội dung giải trình.
(7) Trường hợp có yêu cầu khác thì ghi rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến yêu cầu giải quyết, ví dụ: Trường hợp không thống nhất thông tin về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh nhân dân /hộ chiếu/căn cước công dân và hồ sơ hưởng, chờ hưởng BHXH thì ghi rõ không thống nhất về thông tin gì kèm theo bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu căn cước công dân.
(8) Địa chỉ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, nơi cư trú mới di chuyển đến: Ghi rõ số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố. Trường hợp đã xác định được điểm chi trả tại nơi đề nghị nhận thì ghi rõ.
(9) Đánh dấu vào các ô tương ứng để chọn hình thức nhận tiền lương hưu, trợ cấp.
Nếu nhận trợ cấp một lần bằng tiền mặt thì đánh dấu tiếp để chọn nơi nhận là tại cơ quan BHXH hay thông qua tổ chức dịch vụ BHXH; nếu nhận thông qua tài khoản ATM thì ghi bổ sung số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.
(10) Trường hợp nộp hồ sơ chậm hơn so với thời hạn quy định thì nêu rõ lý do nộp chậm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?