Thử nghiệm mẫu đối với các mạch an toàn chứa các linh kiện điện tử gồm những quy trình nào?
Khi thử nghiệm mẫu đối với các mạch an toàn chứa các linh kiện điện tử thì cần đảm bảo yêu cầu chung như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.6.1.1 Mục 5 TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) có nêu như sau:
Điều khoản chung
5.6.1.1 Yêu cầu chung
Với mạch điện chứa các linh kiện điện tử, việc thử tại đơn vị thử nghiệm rất cần thiết bởi vì kiểm định viên không thể thực hiện kiểm định tại công trình được.
Những phần tiếp theo bên dưới được ngầm hiểu sử dụng bảng mạch in. Nếu mạch an toàn không được lắp theo phương pháp này thì sẽ giả định sử dụng các kết cấu tương đương.
...
Như vậy, việc thử nghiệm mẫu đối với các mạch an toàn chứa các linh kiện điện tử phải đảm bảo các yêu cầu chung như trên.
Thử nghiệm mẫu đối với các mạch an toàn chứa các linh kiện điện tử gồm những quy trình nào? (Hình từ Internet)
Thử nghiệm mẫu đối với các mạch an toàn chứa các linh kiện điện tử gồm những quy trình nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.6.3 Mục 5 TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) về thử nghiệm mẫu đối với các mạch an toàn chứa các linh kiện điện tử như sau:
5.6.3 Thử nghiệm
5.6.3.1 Thử nghiệm cơ khí
5.6.3.1.1 Yêu cầu chung
Trong quá trình thử nghiệm, đối tượng thử nghiệm (mạch in) được đặt trong trạng thái làm việc. Trong quá trình thử và sau khi thử, không được xuất hiện tình trạng và hoạt động thiếu an toàn trên bảng mạch.
5.6.3.1.2 Dao động
Các phần tử truyền dẫn của mạch an toàn cần đáp ứng các yêu cầu theo:
a) TCVN 7699-2-6 (EN 60068-2-6), Khả năng chịu tần số quét: Bảng C.2;
20 chu kỳ quét trên mỗi trục, với biên độ 0,35 mm, và trong dãy tần số 10-55 Hz;
và cũng theo:
b) TCVN 7699-2-27 (EN 60068-2-27), Gia tốc và độ rộng xung: Bảng 1:
tổ hợp của:
- gia tốc cực đại 294 m/s2 hoặc 30 gn;
- độ rộng xung tương ứng 11 ms, và
- tốc độ thay đổi tương ứng 2,1 m/s nửa chu trình hình sin.
CHÚ THÍCH: Trường hợp có lắp đặt bộ phận chống sốc cho các phần tử truyền dẫn, chúng cũng được xem như là một phần của các phần tử truyền dẫn này.
Sau quá trình thử nghiệm, khe hở không khí và khe hở phóng điện không được nhô hơn giá trị tối thiểu được chấp nhận.
5.6.3.1.3 Va chạm [TCVN 7699-2-27 (EN 60068-2-27)]
5.6.3.1.3.1 Yêu cầu chung
Thử nghiệm va chạm nhằm mục đích mô phỏng các trường hợp khi bảng mạch bị rơi, khi đó các linh kiện có nguy cơ bị nứt gẫy và bảng mạch hoạt động không an toàn.
Thử nghiệm được chia ra:
a) va đập cục bộ;
b) va đập liên tục.
Các đối tượng thử nghiệm phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu sau:
5.6.3.1.3.2 Va đập cục bộ
a) dạng va đập: nửa hình sin;
b) độ lớn của gia tốc: 15 g;
c) thời gian va đập: 11 ms.
5.6.3.1.3.3 Va đập liên tục
a) độ lớn gia tốc: 10 g;
b) thời gian va đập: 16 ms;
c) 1) số lần va đập: 1000 ± 10;
2) tần số va đập: 2 lần/s.
5.6.3.2 Thử nghiệm nhiệt độ [TCVN 7699-2-14 (EN 60068-2-14)]
Nhiệt độ giới hạn khi làm việc: 0 °C đến +65 °C (nhiệt độ môi trường của thiết bị an toàn).
Điều kiện thử nghiệm:
- bảng mạch phải ở trạng thái hoạt động;
- bảng mạch được cung cấp điện áp hoạt động danh định;
- thiết bị an toàn phải hoạt động trong và sau khi thử. Nếu bảng mạch chứa các bộ phận không thuộc mạch an toàn, chúng cũng phải hoạt động khi thử nghiệm (nhưng không tính đến kết quả thử nghiệm của các bộ phận này);
- thử nghiệm được tiến hành với nhiệt độ nhỏ nhất và lớn nhất (0 °C đến + 65 °C). Thử nghiệm phải diễn ra trong ít nhất 4 h;
- nếu bảng mạch được thiết kế để làm việc với nhiệt độ nằm ngoài giới hạn trên, chúng phải được thử với các giá trị mở rộng này.
5.6.3.3 Phân tích hư hỏng của mạch an toàn điện
Cần kiểm tra hồ sơ phân tích hỏng hóc theo như yêu cầu trong các tiêu chuẩn liên quan có yêu cầu sử dụng tiêu chuẩn này (ví dụ: TCVN 6396-20 (EN 81-20), 5.11.2.3.
5.6.3.4 Thử nghiệm chức năng và độ an toàn của hệ thống PESSRAL
Ngoài việc kiểm tra lại các số liệu đo định nghĩa ở Phụ lục B, những nội dung sau cũng phải được xem xét:
a) Thiết kế của phần mềm và mã nguồn: kiểm tra tất cả các mã lệnh, chẳng hạn bằng phương pháp xem xét thiết kế hình thức (FDR), FAGAN, thông qua các kịch bản kiểm tra,...;
b) Kiểm tra phần mềm và phần cứng: kiểm tra các giá trị đo trong Phụ lục B, Bảng B.1 và B.2 và các giá trị đo được lựa chọn, ví dụ từ Bảng B.7, bằng phương pháp kiểm tra chèn lỗi (dựa trên EN 61508-2 và EN 61508-7).
...
Như vậy, khi thử nghiệm mẫu đối với các mạch an toàn chứa các linh kiện điện tử cần thử nghiệm quy trình như sau:
- Thử nghiệm cơ khí;
- Thử nghiệm nhiệt độ;
- Phân tích hư hỏng của mạch an toàn điện;
- Thử nghiệm chức năng và độ an toàn của hệ thống PESSRAL.
Mẫu Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014)?
Mẫu Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu được quy định tại Phục lục A theo TCVN 6396-50:2017 (EN 81-50:2014) như sau:
Phụ lục A
(quy định)
Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu
Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu phải bao gồm các nội dung sau.
GIẤY CHỨNG NHẬN THỬ NGHIỆM MẪU
Tên đơn vị thử nghiệm...........................................................................................................
Mẫu thử nghiệm số................................................................................................................
1 Loại mẫu và nhãn hiệu.........................................................................................................
2 Tên và địa chỉ nhà sản xuất..................................................................................................
.............................................................................................................................................
3 Tên và địa chỉ của cơ sở sở hữu chứng nhận.......................................................................
4 Ngày nộp hồ sơ xin thử nghiệm............................................................................................
5 Chứng nhận được cấp trên cơ sở các yêu cầu sau...............................................................
.............................................................................................................................................
6 Đơn vị thử nghiệm...............................................................................................................
7 Ngày và số hiệu báo cáo thử nghiệm....................................................................................
8 Ngày tiến hành thử nghiệm..................................................................................................
9 Các tài liệu mang số hiệu thử nghiệm như ở trên, được đính kèm theo giấy chứng nhận này...
.............................................................................................................................................
10 Thông tin khác...................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Địa điểm ……………………………………….(Ngày)..................................................................
Tên và chức vụ người ký giấy chứng nhận..............................................................................
(Chữ ký)................................................................................................................................
Tải Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu: Tại đây
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?