Thù lao dịch vụ đấu giá tài sản có thể lên tới 400 triệu đồng?

Tôi thắc mắc là dịch vụ đấu giá sẽ nhận được mức thù lao bao nhiêu trên 1 hợp đồng? Có quy định nào điều chỉnh mức thù lao này không? Câu hỏi của anh Vĩnh (Phú Thọ)

Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản như sau:

Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
1. Người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật này.
2. Khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó.
3. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do người có tài sản đấu giá cung cấp. Tổ chức đấu giá tài sản không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
4. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, quy định của Luật này, quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Người có tài sản đấu giá hoặc tổ chức đấu giá tài sản có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự trước khi tổ chức đấu giá tài sản nhận hồ sơ tham gia đấu giá của người tham gia đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
...

Như vậy, hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là hợp đồng quan trọng để người có tài sản đấu giá thực hiện việc đấu giá tài sản thông qua tổ chức đấu giá tài sản để.

Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật này.

Thù lao dịch vụ đấu giá tài sản có thể lên tới 400 triệu đồng?

Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản (Hình từ Internet)

Thù lao dịch vụ đấu giá tài sản có thể lên tới 400 triệu đồng?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2017/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 108/2020/TT-BTC quy định như sau:

Khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản
1. Khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản cho một hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản trong trường hợp đấu giá thành được quy định như sau:
a) Mức thù lao tối thiểu: 1.000.000 đồng/01 hợp đồng (Một triệu đồng/một hợp đồng);
b) Mức thù lao tối đa tương ứng từng khung giá trị tài sản theo giá khởi điểm được quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này nhưng không vượt quá 400.000.000 đồng/01 hợp đồng (Bốn trăm triệu đồng/một hợp đồng).
2. Thù lao dịch vụ đấu giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này chưa bao gồm: thuế giá trị gia tăng và chi phí đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật đấu giá tài sản.
...

Như vậy, theo quy định mới nhất, mức thù lao tối đa tương ứng từng khung giá trị tài sản theo giá khởi điểm theo quy định pháp luật có thể lên tới 400.000.000 đồng/01 hợp đồng.

Sử dụng thù lao dịch vụ đấu giá tài sản được quy định như thế nào?

Sử dụng thù lao dịch vụ đấu giá tài sản được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 45/2017/TT-BTC như sau:

Quản lý và sử dụng thù lao dịch vụ đấu giá tài sản
1. Việc quản lý, sử dụng thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản, chi phí dịch vụ và các khoản thu khác của tổ chức đấu giá được quy định tại Điều 68 của Luật đấu giá tài sản.
2. Các tổ chức đấu giá phải thực hiện niêm yết thù lao dịch vụ đấu giá tài sản, công khai thù lao dịch vụ đấu giá tài sản theo từng địa phương nơi tổ chức đấu giá; chấp hành theo quy định của pháp luật về giá, pháp luật về đấu giá tài sản và văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan.
...

Dẫn chiếu đến Điều 68 Luật Đấu giá tài sản 2016 có quy định như sau:

Quản lý, sử dụng thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản, chi phí dịch vụ và các khoản thu khác
1. Việc quản lý, sử dụng thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản, chi phí dịch vụ và các khoản thu khác của Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập có thu.
2. Việc quản lý, sử dụng thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản, chi phí dịch vụ và các khoản thu khác của doanh nghiệp đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy với số tiền thù lao có được, tổ chức đấu giá tài sản cần phải quản lý và sử dụng số thù lao này đúng theo quy định pháp luật

Dịch vụ đấu giá tài sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thù lao dịch vụ đấu giá tài sản có thể lên tới 400 triệu đồng?
Đi đến trang Tìm kiếm - Dịch vụ đấu giá tài sản
2,332 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ đấu giá tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ đấu giá tài sản

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quy định về Tổ chức hành nghề Đấu giá tài sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào