Thư ký viên chính cần đáp ứng tiêu chuẩn ngạch nào?
Tiêu chuẩn chung của Thư ký toà án được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung của Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án
1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công lý, lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân.
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và quy định của Tòa án nhân dân.
3. Tận tụy, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; chấp hành quy tắc ứng xử của công chức Tòa án nhân dân, lịch sự, văn hóa, chuẩn mực trong giao tiếp và phục vụ nhân dân.
4. Có phẩm chất, đạo đức, lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
5. Thường xuyên có ý thức rèn luyện phẩm chất, học tập nâng cao trình độ, năng lực bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, Thư ký toà án đầu tiên phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung theo quy định pháp luật.
Việc có các tiêu chuẩn chung này cũng giúp đảm bảo rằng các thư ký toà án có thể làm việc cùng nhau một cách hiệu quả, dễ dàng trao đổi thông tin, đảm bảo sự nhất quán và độ tin cậy của các thông tin được trao đổi trong quá trình làm việc.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn chung cũng giúp cho các thư ký toà án có thể được đánh giá và kiểm soát chất lượng công việc của mình một cách đồng nhất, từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên chính, thư ký phiên tòa (Hình từ Internet)
Thư ký viên chính cần đáp ứng tiêu chuẩn ngạch nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên chính
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững và am hiểu hệ thống các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, quy trình tố tụng, các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;
b) Có năng lực tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa án gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
c) Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản tố tụng theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền;
d) Có năng lực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai công việc theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
đ) Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Như vậy, Thư ký viên muốn trở thành Thư ký viên chính đầu tiên cần đáp ứng các tiêu chuẩn ngạch của chức danh này. Ngoài ra còn phải tiến hành thi nâng ngạch từ thư ký viên lên thư ký viên chính.
Nhiệm vụ của Thư ký viên chính là gì?
Sau khi nâng ngạch lên Thư ký viên chính, người ở chức danh này cần đảm bảo được chức trách và nhiệm vụ của mình theo Điều 6 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên chính
1. Chức trách:
Là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cao về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, được bố trí tại Tòa án nhân dân các cấp.
2. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp thực thi nhiệm vụ Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
b) Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
c) Tham gia nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chuyên môn được giao.
Là Thư ký viên chính cần đảm bảo hoàn thánh tốt chức trách, nhiệm vụ của mình theo quy định. Đồng thời chức danh Thư ký viên chính yêu cầu chuyên môn cao nhằm đảm bảo giải quyết, đáp ứng được công việc "khó khăn" đòi hỏi chuyên sâu tại Toà án.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?