Thứ 6 ngày 13 là ngày gì ở Việt Nam? NLĐ có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Thứ 6 ngày 13 là ngày gì ở Việt Nam?
Theo quan niệm phương Tây, thứ 6 ngày 13 là một ngày xui xẻo, kém may mắn vì luôn có những sự việc đáng tiếc diễn ra một cách trùng hợp trong ngày này. Vì vậy trong ngày này người ta thường nhắc nhở nhau hạn chế di chuyển đi lại, để tránh những điều không may xảy ra.
Thông thường một năm sẽ có khoảng 1 ngày 13 trùng vào thứ 6, nhưng cũng có năm có tới 2 đến 3 ngày này.
Ở Việt Nam, Thứ Sáu ngày 13 không có ý nghĩa đặc biệt như ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, một số người Việt Nam cũng có thể cảm thấy lo lắng hoặc tránh làm những việc quan trọng vào ngày này.
Trong văn hóa Việt Nam, các ngày xấu thường được xác định dựa trên lịch âm và các quan niệm phong thủy, thay vì ngày cụ thể trong lịch dương. Ví dụ, ngày mùng 5, 14 và 23 âm lịch được coi là những ngày không tốt để bắt đầu công việc mới hoặc thực hiện các sự kiện quan trọng.
Dù vậy, Thứ Sáu ngày 13 vẫn có thể gây ra một chút lo ngại cho một số người do sự giao thoa văn hóa. Tuy nhiên, phần lớn người Việt Nam không coi ngày này là ngày đặc biệt xui xẻo.
Thông tin "Thứ 6 ngày 13 tháng 12 là ngày gì ở Việt Nam?" chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm:
Ngày 14 12 là ngày gì tại Việt Nam?
Thứ 6 ngày 13 là ngày tốt hay xấu?
Thứ 6 ngày 13 tháng 12 là ngày gì?
Thứ 6 ngày 13 là ngày gì ở Việt Nam? NLĐ có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào thứ 6 ngày 13 không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...
Theo lịch vạn niên năm 2024 thì Thứ 6 ngày 13 tháng 12 dương lịch sẽ nhằm ngày 13 tháng 11 âm lịch.
Như vậy, trong năm 2024, thứ 6 ngày 13 không phải là ngày nghỉ lễ tết theo quy định.
Tuy nhiên, để nghỉ hưởng nguyên lương vào thứ 6 ngày 13 người lao động vẫn có thể dùng số ngày nghỉ phép năm của mình.
Ngoài ra, nếu các ngày nghỉ quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 rơi vào thứ 6 ngày 13 thì người lao động vẫn được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.
NLĐ tự ý bỏ việc vào Thứ 6 ngày 13 thì công ty có quyền sa thải không?
Tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
...
Như vậy, nếu người lao động tự ý bỏ việc vào Thứ 6 ngày 13 thì công ty không có quyền sa thải, trừ trường hợp công dồn thành 05 ngày trong thời hạn 30 ngày và 20 ngày thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch âm dương tháng 1 năm 2025? Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ tết trong năm 2025?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?