Thông tin cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo đề xuất mới, cụ thể ra sao?
Thông tin cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo đề xuất mới, cụ thể ra sao?
Vừa qua, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, trong đó quy định cụ thể về tạo nguồn thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp năm 2025.
Dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025: TẠI ĐÂY
Dự thảo Thông tư quy định rõ ngân sách trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối nguồn mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu theo chế độ quy định.
Theo Dự thảo Thông tư, khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải xác định số tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 so với dự toán năm 2024 dành cho cải cách tiền lương.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, ngân sách cấp dưới phải xác định số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2025 theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương năm 2025.
Số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2025 của các địa phương đảm bảo không thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao.
Thông tin cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được đề cập tại Điều 4 Dự thảo Thông tư. Cụ thể như sau:
* Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 của các địa phương bao gồm:
- 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2024 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý và các khoản được loại trừ theo nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
- 50% tăng thu ngân sách dự toán 2024 so với dự toán năm 2023.
- 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý và các khoản được khấu trừ theo nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
- 50% kinh phí ngân sách địa phương dành ra (khi xây dựng dự toán) từ việc giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 còn dư chuyển sang.
- 10% tiết kiệm chi thường xuyên dự toán năm 2025 đã được cấp có thẩm quyền giao, gồm: 10% dự toán chi thường xuyên năm 2023, 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 tăng thêm so với 2023 và 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 so với 2024.
Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2025. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.
* Ngoài ra, phạm vi trích số thu được quy định cụ thể như sau:
- Đối với các cơ quan hành chính nhà nước: Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
- Đối với số thu phí: Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: Sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ.
- Đối với số thu dịch vụ, các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo chế độ quy định).
Mới:
>> Quyết định không tăng giảm lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng trong năm 2025 chính thức
>> Chính sách lương hưu 2025: Điều chỉnh tăng, giảm lương hưu cho một số đối tượng theo quy định mới
>> Không thay đổi lương hưu sau đợt tăng 2024 của người lao động
>> Chính phủ yêu cầu thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết mới
Xem thêm:
>> Tăng lương hưu 2024 đợt mới nhất với 02 mức tăng bao nhiêu? Đối tượng được tăng là ai?
>> Tăng lương hưu mới sau mức tăng 15% chỉ dành cho đối tượng đã nghỉ hưu, cụ thể ra sao?
>> Giảm chênh lệch lương hưu: Chính sách mới áp dụng cho người nghỉ hưu ở các thời kỳ như thế nào?
>> Tiền lương hưu của người nghỉ hưu sau 01/7/2025 vẫn còn thấp thì giải quyết ra sao?
Xem thêm:
>> Chính thức mức lương mới của 02 đối tượng CBCCVC
>> 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT được thực hiện chính sách tăng lương, cụ thể thế nào?
>> Thống nhất nâng lương cho CBCCVC và LLVT trong chính sách tiền lương mới theo 02 chế độ?
Thông tin cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo đề xuất mới, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Đã triển khai thực hiện một số nội dung cải cách tiền lương đối với CBCCVC và LLVT, đó là nội dung nào?
Căn cứ theo Mục 6 Quyết định ban hành kèm theo Nghị quyết 142/2024/QH15 quy định như sau:
6. Căn cứ Kết luận số 83-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị và Báo cáo số 329/BC-CP ngày 21/6/2024 của Chính phủ, Quốc hội thống nhất thực hiện các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024. Cụ thể như sau:
6.1. Thực hiện đầy đủ 2 nội dung cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, gồm: Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động (tăng bình quân 6% áp dụng từ ngày 01/7/2024); quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước (áp dụng từ ngày 01/01/2025).
6.2. Thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW trong khu vực công theo lộ trình, từng bước, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi và góp phần nâng cao đời sống người hưởng lương, giao Chính phủ:
a) Triển khai thực hiện các nội dung đã rõ, đủ điều kiện để thực hiện, gồm: hoàn thiện chế độ nâng lương; bổ sung chế độ tiền thưởng; quy định nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập;
...
Đồng thời căn cứ tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 thì đã triển khai thực hiện 04 nội dung cải cách tiền lương đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau:
- Hoàn thiện chế độ nâng lương:
Thực hiện chế độ tiền thưởng từ ngày 01/7/2024 (quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản). Quy định chế độ tiền thưởng gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của người hưởng lương, kịp thời động viên, khích lệ, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tránh trùng lặp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
- Bổ sung chế độ tiền thưởng:
Hoàn thiện chế độ nâng lương phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Quy định nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương:
Quy định và hướng dẫn rõ 5 nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương, gồm:
(1) Từ nguồn tăng thu và nguồn dư của địa phương đã bố trí cho cải cách tiền lương các năm trước chuyển sang.
(2) Từ nguồn ngân sách trung ương.
(3) Từ một phần nguồn thu sự nghiệp.
(4) Từ 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên.
(5) Từ nguồn do thực hiện tinh giản biên chế.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập:
Quy định và hướng dẫn rõ 4 nội dung, gồm:
(1) Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức để trả lương, thưởng và kết quả thực thi nhiệm vụ.
(2) Thẩm quyền của người đứng đầu được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và được quyết định mức chi trả thu nhập gắn với nhiệm vụ được giao.
(3) Mở rộng áp dụng thí điểm tiền lương tăng thêm đối với một số địa phương khi đủ điều kiện theo chủ trương tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
(4) Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập phù hợp với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.
Cơ cấu tiền lương khi thực hiện cải cách tiền lương ra sao?
Căn cứ theo tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
...
Khi đó, cơ cấu tiền lương khi thực hiện cải cách tiền lương như sau:
Tiền lương = Lương cơ bản + Phụ cấp
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Thứ 6 đen tối là ngày nào? Ngày thứ 6 đen tối có phải ngày nghỉ lễ của người lao động không?
- Lần điều chỉnh tăng lương hưu tiếp theo sau khi tăng 15% của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì căn cứ để tính điều chỉnh dựa trên mức lương hưu nào?
- Thống nhất mức tăng lương hưu chính thức năm 2025 trong đợt tăng lương hưu tiếp theo được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng nào?