Thông báo tuyển sinh không chính xác về thông tin ngành nghề trong giáo dục nghề nghiệp thì bị xử phạt như thế nào?
- Thông báo tuyển sinh không chính xác về thông tin ngành nghề trong giáo dục nghề nghiệp thì bị xử phạt bao nhiêu?
- Thông báo tuyển sinh không chính xác về thông tin ngành nghề trong giáo dục nghề nghiệp thì người vi phạm phải khắc phục hậu quả ra sao?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người thông báo tuyển sinh không chính xác về thông tin ngành nghề trong giáo dục nghề nghiệp không?
Thông báo tuyển sinh không chính xác về thông tin ngành nghề trong giáo dục nghề nghiệp thì bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông báo tuyển sinh không đúng hoặc không chính xác thông tin về ngành, nghề, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh/năm, địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc trong quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo, quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài;
b) Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp không đúng thời gian đào tạo trong chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên môn đặc thù, doanh nghiệp quyết định ban hành;
c) Thông báo tuyển sinh không đúng đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp theo quy định.
...
Và theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức, trừ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11, khoản 1 và khoản 2 Điều 16, các khoản 1, 2 và 3 Điều 21, điểm a khoản 3 Điều 22, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 30, khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 36 của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân;
c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình có mở lớp đào tạo nghề vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
...
Như vậy, việc thông báo tuyển sinh phải được thực hiện theo đúng nội dung được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc trong quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo, quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài;
Theo đó, đối với hành vi thông báo tuyển sinh không đúng thì người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (mức phạt tổ chức) và từ 5 - 10 triệu đồng (mức phạt cá nhân).
Thông báo tuyển sinh không chính xác về thông tin ngành nghề trong giáo dục nghề nghiệp thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Thông báo tuyển sinh không chính xác về thông tin ngành nghề trong giáo dục nghề nghiệp thì người vi phạm phải khắc phục hậu quả ra sao?
Căn cứ khoản 6 Điều 10 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ kết quả trúng tuyển đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 2, khoản 4 Điều này;
c) Buộc hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;
d) Buộc thông báo công khai việc dừng tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở vi phạm và trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm b và c khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
đ) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả nếu không chuyển được người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 2, khoản 4 Điều này.
Theo quy định, khi có hành vi thông báo tuyển sinh không đúng thì người vi phạm buộc phải cải chính thông tin sai sự thật và thông báo công khai việc dừng tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở vi phạm và trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người thông báo tuyển sinh không chính xác về thông tin ngành nghề trong giáo dục nghề nghiệp không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...
Theo đó, hành vi thông báo tuyển sinh không chính xác về thông tin ngành nghề trong giáo dục nghề nghiệp có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định này.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?