Thời hạn bảo quản tài liệu về công tác đào tạo bồi dưỡng theo Thông tư 10 là bao lâu?
Thời hạn bảo quản tài liệu về công tác đào tạo bồi dưỡng theo Thông tư 10 là bao lâu?
Thời hạn bảo quản tài liệu về công tác đào tạo, bồi dưỡng được quy định tại Phần 3.3 Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BNV, cụ thể như sau:
Tên nhóm tài liệu | Thời hạn bảo quản |
Hồ sơ tổ chức các lớp đào tạo | 10 năm |
Hồ sơ tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn | 05 năm |
Hồ sơ quản lý, cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng | 10 năm |
Công văn trao đổi về công tác đào tạo, bồi dưỡng | 05 năm |
Thời hạn bảo quản tài liệu về công tác đào tạo bồi dưỡng theo Thông tư 10 là bao lâu?
Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo bồi dưỡng được hưởng những quyền lợi gì?
Tại Điều 37 Nghị định 101/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Theo đó, cán bộ, công chức được cử đi đào tạo bồi dưỡng được hưởng những quyền lợi sau đây:
- Đối với trường hợp được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
+ Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định.
+ Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục.
+ Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
+ Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
- Đối với trường hợp được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.
- Cán bộ, công chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng trên còn được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo bồi dưỡng phải có trách nhiệm gì?
Tại Điều 38 Nghị định 101/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
1. Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Thực hiện quy chế đào tạo và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học.
3. Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo.
Theo đó, cán bộ, công chức được cử đi đào tạo phải có trách nhiệm thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện quy chế đào tạo và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học. Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo.
Điều kiện để cán bộ, công chức được đào tạo sau đại học là gì?
Tại Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện đào tạo sau đại học
1. Đối với cán bộ, công chức:
a) Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;
b) Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;
c) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
d) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
2. Đối với viên chức:
a) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
c) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
3. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
Theo đó, cán bộ, công chức phải đáp ứng điều kiện sau thì được đào tạo sau đại học:
- Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu.
- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
- Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
Cán bộ, công chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các điều kiện trên còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?