Thời giờ làm việc tối đa của người chưa đủ 15 tuổi là bao lâu?
Thời giờ làm việc tối đa của người chưa đủ 15 tuổi là bao lâu?
Tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Thời giờ làm việc của người chưa thành niên
1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Theo đó, thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi tối đa không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần.
Có thể thấy, người chưa đủ 15 tuổi có thời giờ làm việc trong 01 ngày không quá một nửa so với người lao động trưởng thành và thấp hơn 2,4 lần thời giờ làm việc tối đa của người lao động trưởng thành trong 01 tuần.
Đây là quy định hoàn toàn phù hợp vì những người chưa đủ 15 tuổi trong thời gian phát triển về thể chất, trí lực, ngoài thời gian làm việc, người lao động còn phải học tập.
Và đặc biệt nhóm đối tượng này không có đủ sức khỏe như người trưởng thành, không thể làm việc nghiêm túc đủ 08 giờ 01 ngày và 48 giờ 01 tuần. Nếu thực hiện chế độ này với người chưa đủ 15 tuổi thì được xem là ngược đãi trẻ em.
Thời giờ làm việc tối đa của người chưa đủ 15 tuổi là bao lâu? (Hình từ Internet)
Sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Tại Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Đồng thời, tại Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc
1. Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:
a) Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;
c) Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng;
d) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.
...
Như vậy, bên cạnh những quy định riêng trên đối với người chưa đủ 15 tuổi thì những quy định chung đối với người lao động được quy định trong pháp luật lao động khi các bên tham gia quan hệ lao động đều phải tuân thủ đúng.
Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc quá thời gian quy định sẽ bị xử lý như thế nào?
Tại điểm c khoản 2 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định:
Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó;
b) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; không có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần trong 06 tháng hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
c) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Điều 146 của Bộ luật Lao động;
...
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, người sử dụng lao động có hành sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc quá thời gian quy định sẽ bị phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?