Thời gian thực tế làm kiểm toán được xác định như thế nào?
Thời gian thực tế làm kiểm toán được xác định như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 202/2012/TT-BTC có quy định như sau:
Đăng ký hành nghề kiểm toán
...
3. Kiểm toán viên được coi là có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán khi:
a) Hợp đồng lao động ký kết giữa kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải bảo đảm các yếu tố theo quy định của Bộ Luật lao động;
b) Thời gian làm việc quy định trong hợp đồng và thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần của kiểm toán viên bảo đảm đúng và phù hợp với thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần của doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề;
Ví dụ: thời gian làm việc của doanh nghiệp kiểm toán từ 08h00 - 17h00 và 06 ngày/tuần thì kiểm toán viên phải làm việc đầy đủ thời gian từ 08h00 - 17h00 hàng ngày và 06 ngày/tuần không bao gồm thời gian làm thêm, ngày nghỉ, ngày lễ.
c) Không đồng thời làm đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác trong thời gian thực tế làm việc hàng ngày, hàng tuần tại doanh nghiệp kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này.
4. Xác định thời gian thực tế làm kiểm toán:
a) Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính là thời gian đã làm kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian;
b) Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính cộng dồn trong khoảng thời gian kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo nguyên tắc tròn tháng;
c) Thời gian thực tế làm kiểm toán phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đã thực tế làm việc. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên làm việc đã giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu thì phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán phù hợp với thời gian mà kiểm toán viên đã làm việc tại doanh nghiệp kiểm toán đó. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán thời điểm đó đã không còn hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập thì phải có Bản giải trình kèm theo các tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán như bản sao sổ bảo hiểm xã hội, bản sao hợp đồng lao động.
Theo đó, thời gian thực tế làm Kiểm toán được tính là thời gian đã làm kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán theo hợp đồng lao động toàn bộ thời gian.
Được tính cộng dồn trong khoảng thời gian kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo nguyên tắc tròn tháng.
Thời gian thực tế làm kiểm toán được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của Kiểm toán viên là bao nhiêu?
Căn cứ mục 1 Phụ lục 4 Về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 quy định như sau:
1. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức Kiểm toán nhà nước được thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2016, bao gồm:
a) Kiểm toán viên cao cấp, gồm cả chức danh Tổng Kiểm toán nhà nước được hưởng thêm 15% mức lương hiện hưởng;
b) Kiểm toán viên chính được hưởng thêm 20% mức lương hiện hưởng;
c) Kiểm toán viên được hưởng thêm 25% mức lương hiện hưởng.
Như vậy, theo quy định trên, người giữ chức vụ Kiểm toán viên sẽ được nhận mức phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng.
Kiểm toán viên không được nhận phụ cấp ưu đãi theo nghề trong trường hợp nào?
Căn cứ mục 2 Phụ lục 4 Về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 quy định như sau:
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 nêu trên không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức Kiểm toán nhà nước trong các trường hợp sau:
a) Miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, Điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ quan Kiểm toán nhà nước;
b) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
c) Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
d) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;
đ) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội;
e) Thời gian bị đình chỉ công tác.
Như vậy, theo quy định trên, Kiểm toán viên không được nhận phụ cấp ưu đãi theo nghề trong những khoảng thời gian sau đây:
- Miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, Điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ quan Kiểm toán nhà nước;
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương;
- Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị đình chỉ công tác.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?