Thời gian thử việc năm 2023 đã có những thay đổi gì so với quy định cũ?
Pháp luật hiện hành quy định thử việc như thế nào?
Theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định về thử việc như sau:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động có thể giao kết với nhau bằng hợp đồng thử việc, nội dung hợp đồng phải đảm bảo đúng quy định và không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Qua từng thời kỳ mà pháp luật đã có những thay đổi về thời gian thử việc (Hình từ Internet)
Thời gian thử việc năm 2023 đã có những thay đổi gì so với quy định cũ?
Qua từng thời kỳ mà pháp luật đã có những thay đổi nhất định liên quan đến quy định thời gian thử việc, cụ thể:
- Giai đoạn từ Bộ luật Lao động 1994 (01/01/1995 -01/05/2013) đến Bộ luật Lao động 2012 (01/05/2013- 01/01/2021)
Theo Điều 32 Bộ luật Lao động 1994 quy định như sau:
Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác.
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận.
Đồng thời, Điều 27 Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Như vậy, so sánh quy định về thời gian thử việc của hai bộ luật trên có thể thấy rõ trong Bộ luật Lao động 2012 đã kết thừa tính chất của Bộ luật Lao động 1994 đồng thời Điều 32 Bộ luật Lao động 1994 đã được Bộ luật Lao động 2012 phân tách rõ hơn thành 3 điều khác nhau liên quan đến vấn đề thử việc như:
Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 quy định về thử việc
Điều 27 Bộ luật Lao động 2012 quy định về thời gian thử việc
Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 quy định về kết thúc thời gian thử việc.
- Giai đoạn từ Bộ luật Lao động 2012 (01/05/2013- 01/01/2021) đếnBộ luật Lao động 2019 (01/01/2021 đến nay)
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
So với hai bộ luật đã hết hiệu lực trước đó, quy định về thời gian thử việc của Bộ luật Lao động 2019 là sự kết hợp của các giá trị từ Bộ luật Lao động 1994, các quy định tiến bộ của Bộ luật Lao động 2012 cùng sự phù hợp của thời đại. Nên Bộ luật Lao động 2019 đã có bổ sung thêm các quy định về mốc thời gian thử việc là:
Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
Công ty có trách nhiệm gì khi kết thúc thời gian thử việc?
Bên cạnh các quy định về thời gian, tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trách nhiệm như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, khi kết thúc thời gian thử việc công ty phải có trách nhiệm thông báo kết quả với người lao động dùng đạt hay không đạt yêu cầu. Việc này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cùa người lao động trong mối quan hệ lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?