Thời gian nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
Thời gian nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
Tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:
a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: ...thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;...
...
Theo đó, thời gian nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được xem là thời gian làm việc thực tế để tính hưởng trợ cấp thôi việc.
Thời gian nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
Công ty có phải thanh toán chi phí điều trị tai nạn lao động hay không?
Tại khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
...
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
...
Như vậy, trách nhiệm thanh toán chi phí điều trị tai nạn lao động cho người lao động bị tai nạn lao động được quy định như sau:
- Đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế: Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả
- Đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế: Thanh toán toàn bộ chi phí y tế
Ngoài ra, công ty còn phải trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
Cho nhân viên nghỉ việc vì nghỉ điều trị tai nạn lao động quá lâu, có được không?
Tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
...
Theo quy định này, công ty hoàn toàn có quyền cho nhân viên nghỉ việc vì lý do nghỉ điều trị tai nạn lao động nếu người lao động đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn: Bị tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng đến 36 tháng: Bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng dưới 12 tháng: Bị tai nạn đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Ngược lại, với những trường hợp nghỉ điều trị tai nạn lao động không liên tục hoặc liên tục nhưng chưa quá thời gian nói trên thì công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đó.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?