Thời gian nghỉ không lương sau thai sản có được xem là thời gian làm việc để tính phép năm hay không?
Thời gian nghỉ thai sản của người lao động nữ khi sinh con là bao lâu?
Tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
...
Theo đó, thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con thông thường sẽ là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Xem thêm:
Thời gian nghỉ không lương sau thai sản có được xem là thời gian làm việc để tính phép năm hay không?
Nghỉ thai sản xong có tiếp tục xin nghỉ không lương được hay không?
Tại khoản 3 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
...
Theo đó, lao động nữ khi hết thời gian nghỉ thai sản nếu có nhu cầu nghỉ thêm một khoảng thời gian nữa không hưởng lương thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Trước thời gian hết thai sản, người lao động cần chủ động liên hệ với người sử dụng lao động để trao đổi về việc xin nghỉ không lương sau khi hết thời gian thai sản. Nếu được người sử dụng lao động đồng ý thì lao động nữ có thể tiếp tục nghỉ không lương mà không cần phải quay trở lại làm việc ngay.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không đồng ý thì lao động nữ phải quay lại làm việc ngay sau khi hết thời gian nghỉ thai sản.
Trường hợp nghỉ thai sản khi sinh con không thuộc trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động nên khi nghỉ thai sản, hợp đồng lao động vẫn tiếp diễn và người lao động vẫn chịu sự quản lý của người sử dụng lao động.
Thời gian nghỉ không lương sau thai sản có được xem là thời gian làm việc để tính phép năm hay không?
Tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
...
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo đó, thời gian nghỉ không lương sau thai sản sẽ không được xem là thời gian làm việc để tính phép năm nếu thời gian nghỉ quá 01 tháng/năm.
Như vậy, nếu thời gian nghỉ không lương sau thai sản cộng dồn không quá 01 tháng/năm thì thời gian này sẽ được xem là thời gian làm việc để tính phép năm.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Chốt 02 bảng lương mới của toàn bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương sau năm 2026 không áp dụng cho đối tượng nào?
- Chính thức lương mới 2025 trong 01 bảng lương chức vụ, 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 03 bảng lương LLVT hay 07 bảng lương như hiện nay?
- Chính thức 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và LLVT mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?