Thời gian đào tạo nghề được pháp luật quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi thời gian đào tạo nghề được pháp luật quy định như thế nào? Trường hợp nào được tuyển thẳng vào đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng? Câu hỏi của chị Chi (Quảng Nam).

Thời gian đào tạo nghề được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 113 Luật Giáo dục 2019 về thời gian đào tạo nghề được pháp luật quy định thì:

Thời gian đào tạo
1. Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
2. Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.
Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo.
Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông.
3. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông mà người học phải tích lũy để học trình độ cao đẳng.

Thoe đó thì thời gian đào tạo nghề tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là doanh nghiệp sẽ thực hiện như sau:

- Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp: Từ 03 tháng đến dưới 01 năm nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ.

- Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp cấp 2 trở lên: Từ 01 đến 02 năm.

- Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo tín chỉ: Thời gian tích lũy đủ số lượng tín chỉ.

- Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế:

+ Từ 02 đến 03 năm: Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;

+ Từ 01 đến 02 năm: Người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

- Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo tín chỉ: Thời gian tích lũy đủ số lượng tín chỉ.

Thời gian đào tạo nghề được pháp luật quy định như thế nào?

Thời gian đào tạo nghề được pháp luật quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào được tuyển thẳng vào đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng?

Tại khoản 3 Điều 32 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 113 Luật Giáo dục 2019 có quy định:

Tuyển sinh đào tạo
...
3. Các trường hợp được tuyển thẳng vào đào tạo ở trình độ cao đẳng bao gồm:
a) Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông, có bằng tốt nghiệp trung cấp loại giỏi trở lên và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;
b) Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông, có bằng tốt nghiệp trung cấp loại khá, đã có ít nhất 02 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo và đăng ký học cùng chuyên ngành hoặc nghề đào tạo;”.
c) Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật này.

Như vậy, những đối tượng nêu trên sẽ được tuyển thẳng vào đào tạo ở trình độ cao đẳng.

Ai chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình đào tạo nghề các trình độ giáo dục nghề nghiệp?

Tại khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định:

Chương trình đào tạo
..
2. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn và phê duyệt chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.

Như vậy, người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp.

Đào tạo nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khi doanh nghiệp cử đi đào tạo nghề, người lao động được những gì?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào về đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động đã qua đào tạo nghề có được trả lương cao hơn hay không?
Lao động tiền lương
Có được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền khi cử đi đào tạo nghề hay không?
Lao động tiền lương
Chi phí đào tạo nghề của người lao động có bao gồm chi phí đi lại hay không?
Lao động tiền lương
Thời hạn đào tạo nghề cho người lao động tối đa là bao lâu?
Lao động tiền lương
Khi doanh nghiệp cử đi đào tạo nghề, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Lao động tiền lương
Có thể yêu cầu người lao động cam kết làm việc dài hạn sau khi được đào tạo nghề hay không?
Lao động tiền lương
Tiền lương đào tạo có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
Lao động tiền lương
Chi phí đào tạo nghề cho người lao động bao gồm những khoản nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đào tạo nghề
6,283 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo nghề
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào