Thời gian công ty chốt số liệu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm là ngày nào? Mẫu báo cáo sử dụng lao động nước ngoài hằng năm?
Thời gian công ty chốt số liệu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm là ngày nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP như sau:
Báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài
1. Trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01 của năm sau, người sử dụng lao động nước ngoài báo cáo 6 tháng đầu năm và hằng năm về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo, thời gian chốt số liệu báo hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
2. Trước ngày 15 tháng 7 và ngày 15 tháng 01 của năm sau hoặc đột xuất theo yêu cầu, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn theo Mẫu số 08/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm và hằng năm thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
3. Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải báo cáo qua môi trường điện tử về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đến làm việc theo Mẫu số 17/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, thời gian công ty chốt số liệu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Thời gian chốt số liệu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm là ngày nào? Báo cáo sử dụng lao động nước ngoài hằng năm? (Hình từ Internet)
Mẫu báo cáo sử dụng lao động nước ngoài hằng năm là mẫu nào?
Mẫu Báo cáo sử dụng lao động nước ngoài hằng năm mới nhất là Mẫu số 07/PLI ban hành kèm theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP có dạng như sau:
Tải Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài hằng năm mới nhất: Tại đây
Người nước ngoài có thể làm việc cùng lúc cho cả hai công ty không? Trách nhiệm của người lao động nước ngoài là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Giao kết nhiều hợp đồng lao động
1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, người lao động hoàn toàn có quyền đồng thời ký kết hợp đồng lao động với hai công ty sử dụng lao động nếu họ đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ của mình cho cả hai công ty.
Và theo quy định tại Điều 153 Bộ luật Lao động 2019 có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài
1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có trách nhiệm xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?