Thời gian có hiệu lực của bản án tranh chấp lao động sơ thẩm và phúc thẩm là khi nào?
Thời gian có hiệu lực của bản án tranh chấp lao động sơ thẩm và phúc thẩm là khi nào?
Thời gian có hiệu lực của bản án tranh chấp lao động sơ thẩm và phúc thẩm tương tự như thời hạn có hiệu lực của các bản án dân sự khác, cụ thể như sau:
- Đối với bản án tranh chấp lao động cấp sơ thẩm:
Căn cứ theo Điều 282 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì bản án sơ thẩm, quyết định hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Căn cứ theo Điều 280 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng kể từ ngày tuyên án. Trong trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
Theo đó, thời gian có hiệu lực của bản án sơ thẩm là 01 tháng kể từ ngày tuyên án.
- Đối với bản án tranh chấp lao động cấp phúc thẩm:
Căn cứ theo khoản 6 Điều 313 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Như vậy, thời gian có hiệu lực của bản án tranh chấp lao động là:
- 01 tháng kể từ ngày tuyên án đối với bản án sơ thẩm;
- Kể từ ngày tuyên án đối với bản án phúc thẩm.
Thời gian có hiệu lực của bản án tranh chấp lao động sơ thẩm và phúc thẩm là khi nào?
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
4. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Theo đó, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Căn cứ theo Điều 194 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
Theo đó, thời yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
Như vậy, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm đối với tranh chấp lao động tập thể và 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Thời hạn Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án tranh chấp lao động là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử
...
4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Theo đó, thời hạn Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án tranh chấp lao động là 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?