Thời gian 6 tháng nghỉ thai sản có tính vào thời gian tính hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Thời gian 6 tháng nghỉ thai sản có tính vào thời gian tính hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Tại khoản 6 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Quản lý đối tượng
...
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
...
Theo đó, thời gian nghỉ thai sản của lao động từ 14 ngày trở lên sẽ không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và không tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Do vậy, khi làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động sẽ không được tính khoảng thời gian 6 tháng nghỉ thai sản vào thời gian tính hưởng trợ cấp thất nghiệp .
Thời gian 6 tháng nghỉ thai sản có tính vào thời gian tính hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Hết thời gian nghỉ thai sản, sau bao lâu phải trở lại làm việc?
Sau khi nghỉ hết thời gian nói trên, người lao động cần quay trở lại công ty làm việc. Hiện nay Bộ luật Lao động 2019, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn hướng dẫn đều không quy định rõ thời gian mà người lao động phải trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản.
Tại điểm d khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
...
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
...
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 có nội dung như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
...
Theo đó, trường hợp lao động nữ nghỉ thai sản khi sinh con không phải là trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động nên ngay cả khi người lao động nghỉ thai sản thì hợp đồng lao động vẫn đang tiếp diễn. Việc nghỉ thai sản không làm chấm dứt hay tạm hoãn hợp đồng.
Vì vậy, sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định người lao động cần trở lại làm việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Có được chuyển lao động nữ làm công việc khác sau thời gian nghỉ thai sản hay không?
Tại Điều 140 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản
Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Dẫn chiếu đến Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
...
Theo đó, về cơ bản lao động nữ nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng.
Sau khi đi làm lại nếu việc làm cũ không còn thì doanh nghiệp được phép bố trí việc làm khác cho người này tuy nhiên phải đảm bảo mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?