Theo Thông tư 07/2024/TT-BNV cách tính lương người làm việc trong tổ chức cơ yếu như thế nào khi thay đổi mức lương cơ sở?

Cách tính lương người làm việc trong tổ chức cơ yếu theo Thông tư 07/2024/TT-BNV như thế nào khi thay đổi mức lương cơ sở?

Theo Thông tư 07/2024/TT-BNV cách tính lương người làm việc trong tổ chức cơ yếu như thế nào?

Theo khoản 1, khoản 4 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định:

Cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8 và 9 Điều 1 Thông tư này:
Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 73/2024/NĐ-CP) để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:
a) Công thức tính mức lương:
cong-thuc-2
...
4. Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này:
a) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Dẫn chiếu khoản 7 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định:

Đối tượng áp dụng
...
7. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
8. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
9. Các đối tượng sau đây được áp dụng Thông tư này để tính toán xác định mức đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật:
a) Cán bộ, công chức, viên chức đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng (trong nước và ngoài nước) thuộc danh sách trả lương của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;
b) Người đang trong thời gian tập sự hoặc thử việc (kể cả tập sự công chức cấp xã) trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;
c) Cán bộ, công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam.

Theo đó lương người làm việc trong tổ chức cơ yếu được tính như sau:

- Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thì cách tính lương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an;

- Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an) thì cách tính lương thực hiện theo công thức sau:

(Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024)

=

(Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng)

x

(Hệ số lương hiện hưởng)

>> Thông tin chính sách lương hưu theo NQ 108 ban hành 10/7/2024 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ ra sao?

Theo Thông tư 07/2024/TT-BNV cách tính lương người làm việc trong tổ chức cơ yếu như thế nào khi thay đổi mức lương cơ sở?

Theo Thông tư 07/2024/TT-BNV cách tính lương người làm việc trong tổ chức cơ yếu như thế nào khi thay đổi mức lương cơ sở? (Hình từ Internet)

Ai là người làm việc trong tổ chức cơ yếu?

Theo Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 quy định thì người làm việc trong tổ chức cơ yếu gồm:

- Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);

- Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại 02 khoản trên (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).

Người làm công tác cơ yếu cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Theo Điều 26 Luật Cơ yếu 2011 quy định thì người làm công tác cơ yếu cần có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Người làm công tác cơ yếu cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;

- Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;

- Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.

Lương cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng chỉ áp dụng đến năm 2026 có đúng không?
Lao động tiền lương
Đổi lương cơ sở 2.34, lương công chức viên chức sẽ tăng giảm ra sao?
Lao động tiền lương
Tiếp tục điều chỉnh lương cơ sở từ sau 01/7/2024 trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Bảng lương mới công chức viên chức từ 01/7/2024 xây dựng theo mức lương cơ sở mới hay Nghị quyết 27?
Lao động tiền lương
Bãi bỏ mức lương cơ sở 2,34 khi tiếp tục Nghị quyết 27 sau 2026 làm thay đổi cách tính lương như thế nào?
Lao động tiền lương
Không còn dùng mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng để tính lương từ sau 2026 có đúng không?
Lao động tiền lương
Quyết định 918: Mức lương cơ sở mới và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được Bộ Nội vụ xây dựng trình Chính phủ ban hành có đúng không?
Lao động tiền lương
Mức lương cơ sở mới đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước ra sao theo Quyết định 918 về cải cách tiền lương?
Lao động tiền lương
Bộ Chính trị đưa ra 2 lý do phải chỉnh lại mức lương cơ sở của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Lương cơ sở mới 2024: Bảo lưu chênh lệch tiền lương tăng thêm tháng 6/2024 của công chức, viên chức không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lương cơ sở
259 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương cơ sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương cơ sở

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem và tải trọn bộ các văn bản về lương cơ sở 2024 Bảng lương giáo viên năm 2024: Tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào