Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tối đa là bao nhiêu?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tối đa là bao nhiêu?
Theo điểm đ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định:
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
...
đ) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
...
Chiếu theo quy định trên, mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức tham chiếu và tối thiểu là bằng mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
MỚI: Đối tượng là công chức được cử đi học nước ngoài có phải đóng BHXH?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tối đa là bao nhiêu?
Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2025 cụ thể là bao nhiêu?
Theo khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Quy định chuyển tiếp
...
13. Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật này bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
...
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Đồng thời, tại khoản 5.2 Điều 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 cũng có quy định:
Tổ chức thực hiện
...
5.2. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
...
Căn cứ theo các quy định trên, dự kiến sau năm 2026 mới xem xét việc bãi bỏ mức lương cơ sở, do đó mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/7/2025 (ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực) vẫn dựa trên mức tham chiếu bằng với mức lương cơ sở (trường hợp chưa bãi bỏ mức lương cơ sở).
Giả sử đến thời điểm 01/7/2025 mức lương cơ sở vẫn giữ nguyên ở mức 2.340.000 đồng thì:
Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tối thiểu = mức tham chiếu = 2.340.000 đồng
Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tối đa = mức tham chiếu x 20 = 2.340.000 đồng x 20 = 46.800.000 đồng.
Như vậy, trong trường hợp mức lương cơ sở sau ngày 01/7/2025 vẫn giữ nguyên ở mức 2.340.000 đồng thì mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc tối đa là 46.800.000 đồng và tối thiểu là 2.340.000 đồng.
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc;
c) Đối tượng quy định tại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định;
d) Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật này được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;
Như vậy, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được quy định như sau:
Đối với người lao động nhận lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Đối với người lao động nhận lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc.
Đối với người lao động thuộc điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024:
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc do Chính phủ quy định.
Đối với người lao động thuộc điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024:
Được lựa chọn mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng BHXH theo mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?