Thay đổi cách tính lương hưu mới theo quy định Nghị quyết 28-NQ/TW như thế nào?

Theo Nghị quyết 28-NQ/TW quy định sẽ tiến hành sửa đổi cách tính lương hưu theo hướng mới nào để phù hợp với thông lệ quốc tế?

Thay đổi cách tính lương hưu mới theo quy định Nghị quyết 28-NQ/TW như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 9 Mục 3 Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:

Điều chỉnh tỉ lệ tích luỹ để đạt tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa phù hợp với thông lệ quốc tế
Sửa đổi cách tính lương hưu theo hướng giảm tỉ lệ tích luỹ, bảo đảm khả năng cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Có lộ trình điều chỉnh kéo dài thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thực tế, bảo vệ quyền lợi của người hưởng chế độ hưu trí theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng và chia sẻ phù hợp.

Theo Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 đã đề ra mục tiêu sửa đổi cách tính lương hưu theo hướng giảm tỉ lệ tích luỹ, bảo đảm khả năng cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo đó, cách tính lương hưu khi cải cách chính sách BHXH sẽ được sửa đổi theo hướng giảm tỉ lệ tích luỹ, bảo đảm khả năng cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đồng thời, tiểu mục 2 Mục 3 Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 có đề cập việc sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí theo hướng linh hoạt đồng thời với việc điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác, cụ thể:

Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện cách tính lương hưu, bảo đảm công bằng giữa nam và nữ, giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, kết hợp hài hoà các nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa người có mức lương cao với người có mức lương thấp để thu hẹp khoảng cách về thu nhập trong các đối tượng hưởng chế độ hưu trí. Rà soát, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt.

Thay đổi cách tính lương hưu mới được Nghị quyết 28-NQ/TW ra sao?

Thay đổi cách tính lương hưu mới theo quy định Nghị quyết 28-NQ/TW như thế nào?

Chi trả lương hưu cho người lao động thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?

Căn cứ tại Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cơ quan bảo hiểm xã hội có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Đồng thời, căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Có thể thấy hưu trí là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội.

Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là nơi chi trả lương hưu cho những đối tượng được hưởng lương hưu.

03 hình thức chi trả lương hưu là gì?

Căn cứ theo Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Theo đó, có thể nhận lương hưu theo một trong 03 hình thức sau đây:

- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.

- Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng.

- Thông qua người sử dụng lao động.

Lương hưu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2024 không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp xã hội áp dụng cho người lao động cao tuổi ra sao?
Lao động tiền lương
Chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu ở các thời kỳ, giải quyết như thế nào từ 1/7/2025?
Lao động tiền lương
Giảm lương hưu khi áp dụng toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức và LLVT không?
Lao động tiền lương
Lương hưu năm 2025 tăng do điều chỉnh tăng hay do áp dụng mức tham chiếu?
Lao động tiền lương
Lương hưu tháng 10 năm 2024 được nhận sau tăng 15% là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Chính thức ảnh hưởng mức lương hưu tối thiểu khi bãi bỏ lương cơ sở sau 2 năm nữa, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Tăng đồng đều mức lương hưu từ 01/7/2025 cho 02 nhóm đối tượng có đúng không?
Lao động tiền lương
Tăng giảm lương hưu theo biến động chỉ số giá tiêu dùng từ 01/7/2025 có đúng không?
Lao động tiền lương
Lương hưu giữa người lương cao với lương thấp sắp tới có bằng nhau theo Nghị quyết 28 hay không?
Lao động tiền lương
Đổi cách tính lương hưu, ảnh hưởng lớn đối với người lao động khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước như thế nào theo Nghị quyết 28?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lương hưu
211 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương hưu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương hưu

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về Lương hưu Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Click để xem trọn bộ văn bản về Chế độ thai sản năm 2024 Tổng hợp 8 văn bản về Chế độ ốm đau mới nhất Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào