Thành viên nào không được vắng mặt khi cuộc họp Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CCVC diễn ra?

Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CCVC diễn ra không được vắng mặt của thành viên nào?

Thành viên nào không được vắng mặt khi cuộc họp Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CCVC diễn ra?

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Chế độ làm việc và cuộc họp của Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.
2. Kết quả thẩm định chương trình, tài liệu:
a) Đạt yêu cầu và đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa, hoàn thiện trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành;
c) Không đạt yêu cầu, phải biên tập và thẩm định lại.
3. Cuộc họp Hội đồng được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng, trong đó, Chủ tịch và Thư ký Hội đồng không được vắng mặt. Chương trình làm việc của Hội đồng như sau:
a) Thư ký Hội đồng công bố Quyết định thành lập Hội đồng;
b) Hội đồng thông qua chương trình làm việc;
c) Đại diện cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn trình bày quá trình tổ chức biên soạn và những nội dung cơ bản của chương trình, tài liệu;
d) Ủy viên Hội đồng trình bày ý kiến phản biện, nhận xét và thảo luận về chương trình, tài liệu;
đ) Đại diện cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn giải trình những vấn đề liên quan đến chương trình, tài liệu theo đề nghị của ủy viên Hội đồng;
e) Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu và bỏ phiếu thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều này;
g) Ban kiểm phiếu làm việc; Trưởng Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu; trường hợp kết quả kiểm phiếu cho 02 hoặc 03 mức kết quả thẩm định bằng nhau thì kết quả bỏ phiếu căn cứ vào ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng;
h) Chủ tịch Hội đồng kết luận nội dung cuộc họp thẩm định;
i) Hội đồng thông qua biên bản cuộc họp thẩm định.
...

Như vậy, cuộc họp Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng được tiền hành khi có mặt ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng. Trong đó, Chủ tịch và Thư ký Hội đồng không được vắng mặt khi diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CCVC.

Thành viên nào không được vắng mặt khi cuộc họp Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CCVC diễn ra?

Thành viên nào không được vắng mặt khi cuộc họp Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CCVC diễn ra? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền ban hành và quản lý các chương trình bồi dưỡng thuộc về ai?

Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Quản lý chương trình bồi dưỡng
1. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
3. Bộ Nội vụ xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.
4. Các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành, quản lý chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã thuộc thẩm quyền quản lý.

Như vậy, thẩm quyền ban hành và quản lý các chương trình bồi dưỡng như sau:

- Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị: Do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, ban hành và quản lý.

- Chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh: Do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng, ban hành và quản lý.

- Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý: Do Bộ Nội vụ xây dựng, ban hành và quản lý.

- Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành: Do các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng, ban hành và quản lý.

- Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã thuộc thẩm quyền quản lý: Do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành, quản lý.

Bồi dưỡng công chức, viên chức dựa trên nguyên tắc nào?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:

- Bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức, viên chức.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Bồi dưỡng công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giảng viên trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phải có bằng từ đại học trở lên đúng không?
Lao động tiền lương
Thành viên nào không được vắng mặt khi cuộc họp Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu bồi dưỡng CCVC diễn ra?
Lao động tiền lương
Có những loại hình đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức Bộ Nội vụ nào?
Lao động tiền lương
Thứ tự ưu tiên lựa chọn công chức Bộ Khoa học và Công nghệ đi bồi dưỡng như thế nào khi vượt quá chỉ tiêu?
Lao động tiền lương
Nghĩa vụ của công chức Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng là gì?
Lao động tiền lương
Công chức Bộ Khoa học và Công nghệ là nữ có được ưu tiên lựa chọn đi bồi dưỡng không?
Lao động tiền lương
Công chức Bộ Khoa học và Công nghệ có lĩnh vực chuyên môn dự định bồi dưỡng như thế nào sẽ được ưu tiên cử đi bồi dưỡng?
Lao động tiền lương
Thời gian công chức Bộ Khoa học và Công nghệ được cử đi đào tạo có tính vào thời gian công tác liên tục không?
Lao động tiền lương
Đội ngũ công chức Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức có trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Công chức Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức có quyền lợi gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bồi dưỡng công chức
50 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào