Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai bổ nhiệm?
Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai bổ nhiệm?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam
...
2. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm viên chức vào các ngạch thanh tra viên, Thanh tra viên chính; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm viên chức vào ngạch thanh tra viên cao cấp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.
3. Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được cấp trang phục thanh tra, thẻ thanh tra theo quy định pháp luật.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý và cấp thẻ thanh tra cho các ngạch thanh tra viên thuộc quyền quản lý của mình.
4. Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được hưởng các quyền lợi như viên chức của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; được hưởng lương, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra và các chế độ, chính sách khác theo quy định.
Theo đó, Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm.
Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam do ai bổ nhiệm?(Hình từ Internet)
Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là viên chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn, việc bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, miễn nhiệm Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 42 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Miễn nhiệm Thanh tra viên
1. Việc miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;
b) Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao;
c) Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
d) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 của Luật này;
đ) Không hoàn thành nhiệm vụ 01 năm ở ngạch được bổ nhiệm;
e) Người được bổ nhiệm vào ngạch có hành vi gian lận trong kỳ thi nâng ngạch hoặc kê khai không trung thực trong hồ sơ bổ nhiệm vào ngạch;
g) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
2. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm Thanh tra viên.
Theo đó, Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
- Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;
- Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra 2022;
- Không hoàn thành nhiệm vụ 01 năm ở ngạch được bổ nhiệm;
- Người được bổ nhiệm vào ngạch có hành vi gian lận trong kỳ thi nâng ngạch hoặc kê khai không trung thực trong hồ sơ bổ nhiệm vào ngạch;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề mà Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được hưởng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên
1. Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên:
a) Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng thanh tra Chính phủ, Thanh tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 15% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
b) Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);
c) Thanh tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Thanh tra viên là công chức được hưởng các quyền lợi như cán bộ, công chức khác theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; được hưởng lương, phụ cấp thâm niên nghề và các chế độ, chính sách đặc thù khác theo quy định của pháp luật.
3. Thanh tra viên là sĩ quan trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ theo quy định đối với lực lượng vũ trang và chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, Thanh tra viên của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?