Thanh tra quân chủng là gì? Thời hạn thanh tra của Thanh tra quân chủng là bao lâu?
Thanh tra quân chủng là gì?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 33/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra quốc phòng quy định thanh tra quân chủng như sau:
Thanh tra quân chủng
Thanh tra quân chủng là cơ quan trực thuộc quân chủng, giúp Tư lệnh quân chủng quản lý, chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Tư lệnh quân chủng; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thanh tra quân chủng là cơ quan trực thuộc quân chủng, giúp Tư lệnh quân chủng quản lý, chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.
Tiến hành thanh tra hành chính đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Tư lệnh quân chủng.
Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra quân chủng bao gồm những ai?
Nhiệm vụ của Thanh tra quân chủng là gì?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 33/2014/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của Thanh tra quân chủng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra quân chủng
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Tư lệnh quân chủng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn, kế hoạch nhà nước về quốc phòng; các chỉ thị, mệnh lệnh, quy định của Bộ Quốc phòng, Tư lệnh quân chủng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tư lệnh quân chủng. Khi Thanh tra Bộ yêu cầu thì phối hợp thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước; các quy định quản lý về quốc phòng, chuyên môn - kỹ thuật đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân.
3. Thanh tra vụ việc khác do Tư lệnh quân chủng giao.
4. Giúp Tư lệnh quân chủng quản lý, chỉ đạo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
5. Giúp Tư lệnh quân chủng quản lý, chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quân chủng.
7. Quản lý công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho chỉ huy cơ quan, đơn vị thuộc quân chủng.
8. Thực hiện sơ kết, tổng kết, thông tin, báo cáo và tham gia biên soạn tài liệu về công tác thanh tra trong ngành Thanh tra quốc phòng.
Như vậy, Thanh tra quân chủng cần thực hiện đúng các nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định nêu trên trong việc giúp Tư lệnh quân chủng.
Thời hạn thanh tra của Thanh tra quân chủng là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 33/2014/NĐ-CP có quy định về thời hạn thanh tra như sau:
Hình thức và thời hạn thanh tra
1. Hình thức thanh tra
a) Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao;
c) Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành.
2. Thời hạn thanh tra
a) Cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ, Thanh tra quân khu, Thanh tra tổng cục, Thanh tra Cơ yếu, Thanh tra quân chủng và Thanh tra Bộ đội Biên phòng tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 70 ngày;
b) Cuộc thanh tra hành chính do thanh tra các cấp khác tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày;
c) Cuộc thanh tra chuyên ngành do thanh tra các cấp tiến hành theo đoàn không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày; do Thanh tra viên chuyên ngành tiến hành độc lập không quá 05 ngày.
Như vậy, đối với Thanh tra quân chủng thời hạn thanh tra sẽ diễn ra không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 70 ngày.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?