Thành phần Hội đồng tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân gồm những thành viên nào?
Thành phần Hội đồng tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân gồm những thành viên nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định:
Hội đồng tuyển dụng
1. Hội đồng tuyển dụng được thành lập trước mỗi kỳ tuyển dụng. Khi tổ chức thực hiện việc xét tuyển là Hội đồng xét tuyển, khi tổ chức thi tuyển là Hội đồng thi tuyển.
2. Hội đồng tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên, gồm:
a) Một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
c) Đại diện một số đơn vị liên quan theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ làm Ủy viên;
d) Một công chức thuộc Vụ Tổ chức cán bộ làm Ủy viên kiêm Thư ký.
...
Theo đó, thành phần Hội đồng tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân gồm có 05 hoặc 07 thành viên, gồm:
- Một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch Hội đồng;
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện một số đơn vị liên quan theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ làm Ủy viên;
- Một công chức thuộc Vụ Tổ chức cán bộ làm Ủy viên kiêm Thư ký.
Thành phần Hội đồng tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân gồm những thành viên nào?
Hội đồng tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định:
Hội đồng tuyển dụng
...
4. Không cử làm thành viên Hội đồng tuyển dụng công chức và các ban giúp việc người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ (chồng); vợ hoặc chồng của người dự tuyển; con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển; người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
5. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng. Ban giúp việc của Hội đồng tuyển dụng gồm có:
a) Đối với thi tuyển: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo, Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2;
b) Đối với xét tuyển: Thành lập Ban kiểm tra phiếu dự tuyển, Ban kiểm tra sát hạch để thực hiện phỏng vấn tại vòng 2;
c) Trường hợp đơn vị không tổ chức thi tuyển, xét tuyển thì không phải thành lập các ban giúp việc, nhưng phải ký hợp đồng với đơn vị có tư cách pháp nhân, có chức năng chuyên môn để đơn vị đó thành lập các ban giúp việc Hội đồng thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng.
6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng:
a) Tiếp nhận, sơ tuyển, kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển; thẩm định hồ sơ người trúng tuyển;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
c) Tổng hợp danh sách người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển, báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt;
d) Tổ chức thi; chấm thi; chấm điểm phỏng vấn (trong trường hợp thi vòng 2 phỏng vấn);
đ) Chậm nhất là 10 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong hoặc chấm phúc khảo xong (đối với trường hợp phúc khảo theo quy định), Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.
...
Theo đó, Hội đồng tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tiếp nhận, sơ tuyển, kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển; thẩm định hồ sơ người trúng tuyển;
- Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
- Tổng hợp danh sách người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển, báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt;
- Tổ chức thi; chấm thi; chấm điểm phỏng vấn (trong trường hợp thi vòng 2 phỏng vấn);
- Chậm nhất là 10 ngày sau ngày tổ chức chấm thi xong hoặc chấm phúc khảo xong (đối với trường hợp phúc khảo theo quy định), Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển để xem xét, quyết định công nhận kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển.
Mục đích của việc tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định:
Mục đích, yêu cầu
1. Tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Công tác tuyển dụng công chức bảo đảm khách quan, công bằng, khoa học, phù hợp vị trí việc làm theo đúng quy định của pháp luật và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, mục đích của việc tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân là tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?