Thành phần Hội đồng hội chẩn để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp của người lao động bao gồm những ai?
Nội dung của khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định:
Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
...
2. Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
a) Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
b) Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội;
c) Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;
d) Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);
đ) Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại điểm b, điểm d Khoản 2 Điều này;
e) Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm:
- Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
- Khám đầy đủ nội dung theo quy định và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản.
- Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần).
- Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại.
- Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.
Thành phần Hội đồng hội chẩn để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp của người lao động bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Thành phần Hội đồng hội chẩn để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp của người lao động bao gồm những ai?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định:
Quy định về hội chẩn để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp
1. Hội chẩn được tiến hành đối với các trường hợp chẩn đoán các bệnh bụi phổi, phế quản, bệnh rung chuyển nghề nghiệp và các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.
2. Thành phần Hội đồng hội chẩn:
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh nghề nghiệp quyết định thành lập Hội đồng hội chẩn bệnh nghề nghiệp, gồm các thành phần sau:
a) 01 đại diện lãnh đạo cơ sở khám bệnh nghề nghiệp làm Chủ tịch Hội đồng;
b) 01 bác sĩ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp;
c) 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp cần hội chẩn;
d) 01 Thư ký Hội đồng: Do Chủ tịch Hội đồng chỉ định;
e) Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định việc trưng cầu chuyên gia về lĩnh vực cần hội chẩn.
3. Kết luận hội chẩn được hoàn chỉnh và ghi vào Biên bản hội chẩn bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn chỉnh Biên bản hội chẩn và Hồ sơ bệnh nghề nghiệp chuyển lên tuyến trên để có chẩn đoán xác định.
Theo đó, thành phần Hội đồng hội chẩn để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp của người lao động bao gồm:
- 01 đại diện lãnh đạo cơ sở khám bệnh nghề nghiệp làm Chủ tịch Hội đồng;
- 01 bác sĩ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp;
- 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp cần hội chẩn;
- 01 Thư ký Hội đồng: Do Chủ tịch Hội đồng chỉ định;
- Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định việc trưng cầu chuyên gia về lĩnh vực cần hội chẩn.
Ai có thẩm quyền chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh nghề nghiệp cho người lao động?
Căn cứ tại Điều 23 Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định:
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh nghề nghiệp
1. Có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động khi có yêu cầu về: lập kế hoạch và tiến hành khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp theo quy định.
2. Tổ chức hội chẩn bệnh nghề nghiệp (nếu cần) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chẩn đoán bệnh nghề nghiệp.
3. Tham gia hội đồng giám định y khoa các cấp để giám định bệnh nghề nghiệp (khi có yêu cầu).
4. Tổng hợp và báo cáo tình hình khám bệnh nghề nghiệp gửi về Sở Y tế hoặc y tế Bộ, ngành trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 và Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chẩn đoán bệnh nghề nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?