Thẩm tra viên chính cần đáp ứng những tiêu chuẩn ngạch nào?

Muốn trở thành thẩm tra viên chính thì tôi cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Xin được tư vấn ạ. Câu hỏi của bạn Giang (Long An).

Tiêu chuẩn chung của Thẩm tra viên là gì?

Căn cứ theo khoản Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về Thẩm tra viên như sau:

Thẩm tra viên
1. Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
Thẩm tra viên có các ngạch:
a) Thẩm tra viên;
b) Thẩm tra viên chính;
c) Thẩm tra viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại khoản 1 Điều này.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.

Như vậy, là một Thẩm tra viên cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung này. Các tiêu chuẩn này là giá trị mà Thẩm tra viên cần có để trở thành một Thẩm tra viên đủ phẩm chất, đạo đức nhằm đưa ra được các quyết định công bằng và minh bạch.

Thẩm tra viên chính cần đáp ứng những tiêu chuẩn ngạch nào?

Thẩm tra viên chính cần đáp ứng những tiêu chuẩn ngạch theo quy định (Hình từ Internet)

Thẩm tra viên chính cần đáp ứng những tiêu chuẩn ngạch nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 như sau:

Tiêu chuẩn ngạch Thẩm tra viên
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thẩm tra viên, quy trình tố tụng; tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân;
b) Có kỹ năng soạn thảo văn bản tố tụng và các văn bản khác theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền;
c) Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm để triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
d) Có năng lực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Ngoài việc đáp ứng các giá trị từ tiêu chuẩn chung, Thẩm tra viên chính cần đáp ứng các tiêu chuẩn riêng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng nêu trên.

Để nâng ngạch Thẩm tra viên chính cần dựa theo căn cứ, nguyên tắc gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 như sau:

Căn cứ nâng ngạch
1. Việc nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của Tòa án nhân dân các cấp.
2. Căn cứ vào số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của từng Tòa án nhân dân.
3. Thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định.

Đồng thời, Điều 12 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định nguyên tắc nâng ngạch như sau:

Nguyên tắc nâng ngạch
1. Đối tượng dự thi phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch dự thi theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Quy định này.
2. Việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được thực hiện theo tuần tự từ ngạch thấp lên ngạch cao liền kề, cụ thể là:
a) Thi nâng ngạch Thư ký Tòa án: từ cán sự, nhân viên lên Thư ký viên, từ Thư ký viên lên Thư ký viên chính và từ Thư ký viên chính lên Thư ký viên cao cấp;
b) Thi nâng ngạch Thẩm tra viên: từ Thẩm tra viên lên Thẩm tra viên chính; từ Thẩm tra viên chính lên Thẩm tra viên cao cấp.
3. Kỳ thi nâng ngạch được tổ chức theo nguyên tắc cạnh tranh giữa các Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong cùng Tòa án nhân dân. Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án có đủ các điều kiện được đăng ký dự thi nâng ngạch theo nguyên tắc không hạn chế số lượng trên mỗi chỉ tiêu nâng ngạch.
4. Kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được tổ chức làm 02 kỳ vào tháng 5 và tháng 11 hằng năm. Trường hợp cần thiết, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định bổ sung kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
5. Việc tổ chức thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao cho Học viện Tòa án, phối hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao thực hiện.

Theo quy định trên thì việc nâng ngạch lên Thẩm tra viên chính phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của Tòa án nhân dân các cấp. Đồng thời phải tuân theo nguyên tắc nâng ngạch nhằm đảm bảo việc nâng ngạch phù hợp, đảm bảo công khai, minh bạch và đúng đắn.

Thẩm tra viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chế độ phụ cấp Thẩm tra viên Tòa án từ 14/09/2024 sẽ ra sao theo Chỉ thị 04 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành?
Lao động tiền lương
Thẩm tra viên có các ngạch nào? Thẩm tra viên có phải là công chức chuyên môn của Tòa án không?
Lao động tiền lương
Thẩm tra viên có nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ những vụ việc nào?
Lao động tiền lương
Bảng lương Thẩm tra viên từ 1/7/2024 khi thay đổi mức lương cơ sở như thế nào?
Lao động tiền lương
Thẩm tra viên thi hành án dân sự có những nhiệm vụ gì theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
Thẩm tra viên là ai? Khi nào Thẩm tra viên được đăng ký dự thi nâng ngạch?
Lao động tiền lương
Mẫu tờ trình cử công chức tham dự kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Thi nâng ngạch Thẩm tra viên gồm những môn thi nào?
Lao động tiền lương
Xác định công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên như thế nào?
Lao động tiền lương
Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên phải có thời gian công tác pháp luật bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thẩm tra viên
2,229 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm tra viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm tra viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào