Thẩm quyền hủy quyết định giải quyết khiếu nại về lao động lần hai của Tòa án nào?
Thẩm quyền hủy quyết định giải quyết khiếu nại về lao động lần hai của Tòa án nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:
1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
...
Theo đó, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH được xem là quyết định hành chính.
Bên cạnh đó, quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:
Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
...
Và quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:
Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
...
3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
...
Như vậy, thẩm quyền hủy quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Tòa án nhân dân cấp tỉnh cùng phạm vi địa giới hành chính với Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH đã ra quyết định đó.
Thẩm quyền hủy quyết định giải quyết khiếu nại về lao động lần hai của Tòa án nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu khởi kiện hủy quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là bao lâu?
Theo Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:
Thời hiệu khởi kiện
1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
...
3. Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
4. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
...
Theo đó, thời hiệu khởi kiện hủy quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại đó.
Nếu có sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Nếu hết thời hiệu khởi kiện thì người lao động sẽ mất quyền khởi kiện.
Người lao động khởi kiện yêu cầu hủy quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có phải đóng án phí sơ thẩm hay không?
Theo quy định tại Điều 31 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như sau
Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính
1. Đương sự phải chịu án phí hành chính sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp tiền án phí hoặc không phải chịu án phí hành chính sơ thẩm.
2. Người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và người lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh, sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân bị khiếu kiện phải chịu, án phí hành chính sơ thẩm trong trường hợp Tòa án tuyên chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.
3. Trường hợp người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
4. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí hành chính sơ thẩm.
5. Trong vụ án có đương sự được miễn nộp tiền án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp tiền án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
6. Người có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật thì phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
7. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Nghị quyết này.
Theo đó, người lao động khởi kiện yêu cầu hủy quyết định giải quyết khiếu nại lần hai sẽ đóng án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được chấp nhận.
Trừ các trường hợp:
+ Người lao động thuộc đối tượng không phải nộp án phí tại khoản 1 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
+ Người lao động thuộc đối tượng miễn nộp tiền án phí tại Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?