Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của giáo viên làm tổng phụ trách Đội trong hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi thuộc về ai?
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của giáo viên làm tổng phụ trách Đội trong hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi thuộc về ai?
Căn cứ tại Điều 20 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2012/TT-BGDĐT quy định:
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1. Trường hợp chưa đồng ý với đánh giá của ban giám khảo về từng nội dung thi và kết quả hội thi hoặc phát hiện gian lận, vi phạm pháp luật, giáo viên hoặc đơn vị có giáo viên dự thi có quyền khiếu nại với ban tổ chức hội thi hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Ban tổ chức hội thi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, trường hợp chưa đồng ý với đánh giá của ban giám khảo về từng nội dung thi và kết quả hội thi hoặc phát hiện gian lận, vi phạm pháp luật trong hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi, giáo viên dự thi có quyền khiếu nại với ban tổ chức hội thi hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và Ban tổ chức hội thi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của giáo viên làm tổng phụ trách Đội trong hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi là Ban tổ chức hội thi, cơ quan nhà nước.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của giáo viên làm tổng phụ trách Đội trong hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi thuộc về ai?
Thành phần ban tổ chức hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi là ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2012/TT-BGDĐT quy định:
Ban tổ chức hội thi cấp huyện, cấp tỉnh
Thủ trưởng của đơn vị tổ chức hội thi (giám đốc sở giáo dục và đào tạo, trưởng phòng giáo dục và đào tạo) ra quyết định thành lập ban tổ chức hội thi.
1. Thành phần: Trưởng ban, phó trưởng ban và thành viên.
a) Trưởng ban:
Hội thi cấp huyện: Là trưởng phòng giáo dục và đào tạo hoặc phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo;
Hội thi cấp tỉnh: Là giám đốc sở giáo dục và đào tạo hoặc phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo.
b) Phó trưởng ban:
Hội thi cấp huyện: Gồm hai phó trưởng ban, trong đó có một phó trưởng ban là phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo hoặc cán bộ phụ trách chuyên môn hoặc cán bộ phụ trách tổ chức; một phó trưởng ban là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng đội huyện.
Hội thi cấp tỉnh: Gồm hai phó trưởng ban, trong đó có một phó trưởng ban là phó giám đốc sở giáo dục và đào tạo hoặc trưởng phòng chuyên môn hoặc trưởng phòng tổ chức cán bộ; một phó trưởng ban là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng đội tỉnh.
c) Thành viên: Là cán bộ quản lý giáo dục, thành viên hội đồng huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội, cán bộ hội đồng đội có kinh nghiệm, có uy tín, có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt.
...
Theo đó, thành phần ban tổ chức hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi là:
- Trưởng ban;
- Phó trưởng ban;
- Thành viên.
Nội dung thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi hiện nay được quy định như nào?
Căn cứ tại Điều 6 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2012/TT-BGDĐT quy định:
Nội dung và hình thức thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi
1. Nội dung thi
a) Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, mô hình hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về lĩnh vực công tác Đội và phong trào thiếu nhi được đánh giá trong thời gian bốn năm gần nhất năm tổ chức hội thi;
b) Một bài thi đánh giá sự hiểu biết về tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các phong trào và các cuộc vận động lớn của Đội, kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng chương trình hoạt động Đội hoặc những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành (gọi tắt là bài thi kiến thức và kỹ năng);
c) Thi thực hành kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác Đội và phong trào thiếu nhi tại thời điểm diễn ra hội thi, trong đó có một nội dung do giáo viên làm tổng phụ trách Đội tự chọn và một nội dung do ban tổ chức quy định bằng hình thức bốc thăm;
d) Thi năng khiếu tổng phụ trách Đội về các lĩnh vực nghệ thuật do giáo viên làm tổng phụ trách Đội dự thi lựa chọn.
2. Hình thức thi
a) Giáo viên làm tổng phụ trách Đội nộp cho ban tổ chức hội thi báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, mô hình hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về lĩnh vực công tác Đội và phong trào thiếu nhi có kèm theo nhận xét, đánh giá và xếp loại của nhà trường hoặc của phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo;
b) Bài thi kiểm tra hiểu biết là bài thi viết hoặc hỏi đáp. Thời gian thi do trưởng ban tổ chức hội thi quy định. Nếu là thi viết, có thể bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai hình thức trên;
...
Theo đó, nội dung thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi hiện nay được quy định như sau:
- Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, mô hình hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về lĩnh vực công tác Đội và phong trào thiếu nhi được đánh giá trong thời gian bốn năm gần nhất năm tổ chức hội thi;
- Một bài thi đánh giá sự hiểu biết về tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các phong trào và các cuộc vận động lớn của Đội, kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng chương trình hoạt động Đội hoặc những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành (gọi tắt là bài thi kiến thức và kỹ năng);
- Thi thực hành kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác Đội và phong trào thiếu nhi tại thời điểm diễn ra hội thi, trong đó có một nội dung do giáo viên làm tổng phụ trách Đội tự chọn và một nội dung do ban tổ chức quy định bằng hình thức bốc thăm;
- Thi năng khiếu tổng phụ trách Đội về các lĩnh vực nghệ thuật do giáo viên làm tổng phụ trách Đội dự thi lựa chọn.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?