Thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết yêu cầu về lao động như thế nào?
Thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết các yêu cầu về lao động như thế nào?
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
2. Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.
5. Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu sau đây của người lao động:
- Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;
- Yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu;
- Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài;
- Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài;
- Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài;
- Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết yêu cầu về lao động như thế nào?
(Hình từ Internet)
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu về lao động theo Tòa án các cấp như thế nào?
Tòa án nhân dân cấp huyện
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
...
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
...
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về lao động sau:
- Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;
- Yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu;
- Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
...
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
...
Theo đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về lao động sau:
- Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài;
- Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài;
- Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài;
- Các yêu cầu về lao động thuộc trường hợp sau:
+ Có đương sự ở nước ngoài;
+ Có tài sản ở nước ngoài;
+ Cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
...
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
...
d) Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;
đ) Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
...
v) Tòa án nơi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể đó vô hiệu;
x) Tòa án nơi xảy ra cuộc đình công có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
...
Như vậy, việc xác định thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ để giải quyết yêu cầu về lao động theo như quy định trên.
Thẩm quyền các Tòa chuyên trách trong việc giải quyết yêu cầu về lao động như thế nào?
Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
...
Theo đó, Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện theo thủ tục sơ thẩm.
Và theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh
...
4. Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;
b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
Theo đó, Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
- Giải quyết yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh theo thủ tục sơ thẩm.
- Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những quyết định giải quyết yêu cầu về lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện mà bị kháng cáo, kháng nghị.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?