Thẩm phán có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên thi hành án dân sự mà không qua thi tuyển không?
Thẩm phán có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên thi hành án dân sự mà không qua thi tuyển không?
Căn cứ Điều 18 Luật Thi hành án Dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
3. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
4. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
5. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội.
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên được điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự, người đã từng là Chấp hành viên nhưng được bố trí làm nhiệm vụ khác và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển.
7. Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp; có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp; có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển.
Theo đó, người đang là Thẩm phán được điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển.
Thẩm phán có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên thi hành án dân sự mà không qua thi tuyển không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào tổ chức thi tuyển Chấp hành viên thi hành án dân sự?
Căn cứ Điều 56 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về bổ nhiệm và thi tuyển Chấp hành viên như sau:
Bổ nhiệm và thi tuyển Chấp hành viên
1. Việc bổ nhiệm vào ngạch Chấp hành viên phải qua kỳ thi tuyển theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về cán bộ, công chức, trừ trường hợp bổ nhiệm không qua thi tuyển quy định tại Nghị định này.
2. Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển Chấp hành viên; quy định nội dung, hình thức, trình tự thủ tục thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
Nội dung, hình thức thi nâng ngạch từ Chấp hành viên sơ cấp lên Chấp hành viên trung cấp, từ Chấp hành viên trung cấp lên Chấp hành viên cao cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về thi hành án dân sự.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ, mã số các ngạch Chấp hành viên để Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
Theo đó, Bộ Tư pháp tổ chức thi tuyển Chấp hành viên thi hành án dân sự.
Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên thi hành án dân sự không qua thi tuyển được thành lập ở cấp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 63 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Tuyển chọn và bổ nhiệm Chấp hành viên không qua thi tuyển
...
4. Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên được thành lập ở cấp tỉnh, gồm Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phó Chủ tịch Hội đồng là Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; các Ủy viên là đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, thường trực Ban Chấp hành Hội Luật gia cấp tỉnh; thư ký giúp việc là Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Cục Thi hành án dân sự. Danh sách Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể. Phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng triệu tập theo đề nghị của Cục trưởng Thi hành án dân sự. Hội đồng chỉ tiến hành phiên họp khi có ít nhất hai phần ba số thành viên trở lên tham gia. Mọi quyết định của Hội đồng được thông qua tại phiên họp của Hội đồng; thông qua quyết định khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Theo đó, Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên thi hành án dân sự không qua thi tuyển được thành lập ở cấp tỉnh.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?