Tăng mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023? Quy định về mức lương cơ sở được áp dụng từ trước đến nay như thế nào?
Mức lương cơ sở được dùng để làm gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP có quy định về mức lương cơ sở như sau:
- Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
+ Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
+ Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
+ Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở (như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...)
Tăng mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023? Quy định về mức lương cơ sở được áp dụng từ trước đến nay như thế nào?
Tăng mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 như sau:
Về thực hiện chính sách tiền lương
1. Chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Chính trị.
Như vậy, từ ngày 01/7/2023 sẽ tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu/tháng.
Quy định về mức lương cơ sở được áp dụng từ trước đến nay như thế nào?
Mức lương cơ sở được áp dụng từ ngày 01/9/1985 đến nay:
Thời gian | Mức lương cơ sở (đơn vị: đồng/tháng) | Căn cứ pháp lý |
Từ ngày 01/7/2023 | 1.800.000 | Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 |
Từ ngày 01/7/2019 | 1.490.000 | Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP |
Từ ngày 01/7/2018 | 1.390.000 | Khoản 2 Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP |
Từ ngày 01/7/2017 | 1.300.000 | Khoản 2 Điều 3 Nghị định 47/2017/NĐ-CP |
Từ ngày 01/5/2016 | 1.210.000 | Khoản 2 Điều 3 Nghị định 47/2016/NĐ-CP |
Từ ngày 01/7/2013 | 1.150.000 | Khoản 2 Điều 3 Nghị định 66/2013/NĐ-CP |
Từ ngày 01/5/2012 | 1.050.000 | Điều 1 Nghị định 31/2012/NĐ-CP |
Từ ngày 01/5/2011 | 830.000 | Điều 1 Nghị định 22/2011/NĐ-CP |
Từ ngày 01/5/2010 | 730.000 | Điều 1 Nghị định 28/2010/NĐ-CP |
Từ ngày 01/5/2009 | 650.000 | Điều 1 Nghị định 33/2009/NĐ-CP |
Từ ngày 01/01/2008 | 540.000 | Điều 1 Nghị định 166/2007/NĐ-CP |
Từ ngày 01/10/2006 | 450.000 | Điều 1 Nghị định 94/2006/NĐ-CP |
Từ ngày 01/10/2005 | 350.000 | Điều 1 Nghị định 118/2005/NĐ-CP |
Từ ngày 01/01/2003 | 290.000 | Khoản 1 Điều 1 Nghị định 03/2003/NĐ-CP |
Từ ngày 01/01/2001 | 210.000 | Khoản 1 Điều 1 Nghị định 77/2000/NĐ-CP |
Từ ngày 01/01/2000 | 180.000 | Khoản 1 Điều 1 Nghị định 175/1999/NĐ-CP |
Từ ngày 01/01/1997 | 144.000 | Điều 1 Nghị định 6-CP năm 1997 |
Từ ngày 01/4/1993 | 120.000 | Điều 2 Nghị định 25-CP năm 1993 |
Từ ngày 01/01/1989 | 22.500 | Điều 1 Quyết định 203-HĐBT năm 1988 |
Từ ngày 01/9/1985 | 220 | Điều 2 Nghị định 235-HĐBT năm 1985 |
Trước ngày 01/9/1985 (ngày Nghị định 235-HĐBT năm 1985 có hiệu lực) thì Việt Nam còn theo chế độ bao cấp nên chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang sẽ theo chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ.
Từ sau Hội nghị trung ương 8 khóa V (6/1985) chế độ bao cấp đã được xóa bỏ hoàn toàn, cộng với việc ban hành Nghị định 235-HĐBT năm 1985 thì chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền do quỹ hàng hoá bảo đảm.
Sau gần 38 năm áp dụng, do kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vật chất con người ngày càng tăng cao thì mức lương cơ sở đã tăng từ 220 đồng/tháng đến 1.800.000 đồng/tháng.
Ban đầu mức lương cơ sở được gọi là mức lương tối thiểu, đến năm 2004 gọi là mức lương tối thiểu chung và đến năm 2013 được gọi là mức lương cơ sở cho đến nay.
Theo Điều 2 Nghị định 235-HĐBT năm 1985 thì mức lương tối thiểu dùng làm căn cứ để tính mức lương khác của hệ thống bảng lương, mức phụ cấp lương và trả công đối với những người làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 203/2004/NĐ-CP thi mức lương tối thiểu chung được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương trong khu vực nhà nước, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động đối với các doanh nghiệp xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định của pháp luật lao động và thực hiện một số chế độ khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 66/2013/NĐ-CP thì mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Như vậy, có thể thấy mức lương cơ sở bản chất vẫn không thay đổi tuy nhiên đối tượng áp dụng thì ngày càng thu hẹp phạm vi.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?