Tăng mức lãi suất chậm đóng, trốn đóng BHXH như thế nào từ 1/7/2025?

Mức lãi suất chậm đóng, trốn đóng BHXH tăng lên bao nhiêu từ 1/7/2025? Khi nào được xem là chậm đóng BHXH, trốn đóng BHXH theo Luật mới?

Tăng mức lãi suất chậm đóng, trốn đóng BHXH như thế nào từ 1/7/2025?

Hiện nay, tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về việc tăng mức lãi suất chậm đóng, trốn đóng BHXH như sau:

Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
...
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo đó, người sử dụng lao động chậm đóng BHXH, trốn đóng BHXH, chiếm dụng tiền đóng BHXH từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Tuy nhiên, đến ngày 1/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thì biện pháp xử lý đối với hành vi chậm đóng BHXH và trốn đóng BHXH là:

- Bắt buộc đóng đủ số tiền BHXH chậm đóng, trốn đóng;

- Lãi suất chậm đóng, trốn đóng BHXH: Nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền BHXH chậm đóng, trốn đóng và số ngày chậm đóng, trốn đóng;

- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

- Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

- Riêng đối với hành vi trốn đóng còn có biện pháp mạnh là truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

(Điều 40 và Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2024)

Số tiền phạt chậm đóng, trốn đóng BHXH tương đương với mức phạt chậm đóng tiền thuế theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019. Đây được coi là giải pháp mạnh về kinh tế để ngăn chặn hành vi chậm, trốn đóng BHXH hiện nay.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, tại khoản 8 Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia BHXH bắt buộc không đầy đủ, không kịp thời, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Tăng mức lãi suất chậm đóng, trốn đóng BHXH như thế nào từ 1/7/2025?

Tăng mức lãi suất chậm đóng, trốn đóng BHXH như thế nào từ 1/7/2025?

Khi nào được xem là chậm đóng BHXH, trốn đóng BHXH theo Luật mới?

Theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, các trường hợp chậm đóng, trốn đóng BHXH được làm rõ, phân biệt như sau:

Chậm đóng BHXH bắt buộc

Trốn đóng BHXH bắt buộc

Chậm đóng BHXH bắt buộc là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc đã đăng ký kể từ sau ngày đóng BHXH chậm nhất;

- Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia BHXH bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định;

- Thuộc trường hợp không bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc theo quy định.


Trốn đóng BHXH bắt buộc là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ BHXH cho người lao động:

- Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia BHXH bắt buộc;

- Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp hơn quy định.

- Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký BHXH bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng BHXH bắt buộc chậm nhất;

- Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Thời hạn đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động là khi nào?

Tại khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định như sau:

Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động
...
4. Phương thức, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định như sau:
a) Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng;
b) Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần.

Theo đó, thời hạn đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động được quy định như sau:

- Trường hợp đóng hằng tháng: Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo.

- Trường hợp đóng 03 hoặc 06 tháng một lần: Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng.

Đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Từ tháng 7/2025, đóng BHXH có tháng lẻ tính hưởng bảo hiểm xã hội thế nào?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn cách tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hiện nay cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Tổng hợp chi tiết các mức đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiền lương mới của CBCCVC và LLVT từ 1/7/2024 có thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn xác định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với NLĐ hưởng lương bằng ngoại tệ cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
02 giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội năm 2025 để được hưởng lương hưu ra sao?
Lao động tiền lương
Đóng BHXH 25 năm được hưởng lương hưu bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Công ty đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội là chậm đóng hay trốn đóng?
Lao động tiền lương
Sẽ đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương đối với khu vực nào?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 đóng BHXH 15 năm NLĐ không được hưởng lương hưu trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động phải không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đóng bảo hiểm xã hội
197 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đóng bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đóng bảo hiểm xã hội

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về Lương hưu Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào