Tăng lương cho người lao động từ 1/7/2024 khi tăng mức lương tối thiểu vùng thì có cần ký lại hợp đồng lao động hay không?
- Tăng lương cho người lao động từ 1/7/2024 khi tăng mức lương tối thiểu vùng thì có cần ký lại hợp đồng lao động hay không?
- Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì cần phải thông báo trước bao nhiêu ngày?
- NSDLĐ trả lương cho NLĐ làm công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại phải cao hơn ít nhất bao nhiêu phần trăm so với lương tối thiểu mới?
Tăng lương cho người lao động từ 1/7/2024 khi tăng mức lương tối thiểu vùng thì có cần ký lại hợp đồng lao động hay không?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP (chỉ áp dụng từ 1/72023 đến 1/7/2024) quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
- Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng;
- Vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng;
- Vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng;
- Vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu vùng mới được quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/7/2024) như sau:
- Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng;
- Vùng 2 là 4.410.000đồng/tháng;
- Vùng 3 là 3.860.000đồng/tháng;
- Vùng 4 là 3.450.000đồng/tháng.
Do đó, mức lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 tăng khoảng 6% so với trước.
>>> Tra cứu mức lương tối thiểu 2024 từng khu vực đầy đủ nhất: Tại đây.
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo đó, tiền lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người lao động được tăng lương khi tăng mức lương tối thiểu vùng trong trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới hoặc theo thỏa thuận nếu mức lương hiện hưởng bằng (hoặc cao hơn) mức lương tối thiểu vùng mới.
Theo Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 thì mức lương của người lao động là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động. Do đó, khi tiền lương của người lao động thay đổi thì cần phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hay ký hợp đồng lao động mới.
Như vậy, tăng lương cho người lao động từ 1/7/2024 khi tăng mức lương tối thiểu vùng thì người lao động phải ký lại hợp đồng lao động (nếu không có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động với người sử dụng lao động).
Thông tin về lương:
>> Thay thế lương cơ sở 2.34, mức lương trong hệ thống bảng lương của CBCCVC và LLVT thay đổi
>> Đã có thời gian chính thức cải cách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
>> Xem chi tiết Bảng phân công nhiệm vụ về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: Tải về.
Tải bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu đồng: Tại đây.
Tăng lương cho người lao động từ 1/7/2024 khi tăng mức lương tối thiểu vùng thì có cần ký lại hợp đồng lao động hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì cần phải thông báo trước bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Như vậy, trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì cần phải thông báo trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
NSDLĐ trả lương cho NLĐ làm công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại phải cao hơn ít nhất bao nhiêu phần trăm so với lương tối thiểu mới?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho người lao động (như chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu và chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường) thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Người sử dụng lao động không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Theo đó, NSDLĐ trả lương cho NLĐ làm công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại phải cao hơn ít nhất 5% so với lương tối thiểu thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trước đó tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP (hết hiệu lực) có bắt buộc thỏa thuận về nội dung này, tuy nhiên, khi có Nghị định 145/2020/NĐ-CP thay thế thì quy định này đã không còn.
Do đó, từ 1/7/2024, không bắt buộc NSDLĐ trả lương cho NLĐ làm công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại phải cao hơn ít nhất 5% so với lương tối thiểu nữa. NSDLĐ chỉ cần đảm bảo trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Trường hợp có thỏa thuận thì thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?