Tài xế có bằng b11 lái xe gì? Lương tài xế hiện nay là bao nhiêu?
Tài xế có bằng b11 lái xe gì?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định về phân hạng giấy phép lái xe đối với hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người sử dụng xe số tự động nên nhu cầu có thêm loại bằng lái dành riêng cho xe số tự động nảy sinh. Từ đó, ngày 1/1/2016, bằng lái xe số tự động chính thức được Bộ GTVT bổ sung và áp dụng.
Nhưng vì bằng lái xe ô tô số tự động được xếp vào hạng bằng B1 và điều này dễ gây nhầm lẫn với bằng B1 cũ nên Bộ GTVT đã thống nhất gọi tên bằng lái xe số tự động là bằng B11.
Như vậy, bằng lái xe ô tô hạng B11 được hiểu là bằng lái xe ô tô số tự động: được cấp cho những người không hành nghề lái xe được phép điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi , kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
+ Ô tô số tự động dành cho người khuyết tật .
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi , kể cả chỗ ngồi cho người lái xe , được phép điều khiển xe số tự động .
+ Ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Đối với những người chỉ dùng bằng lái để lái xe ô tô số tự động ( xe nhà ) hoặc người khuyết tật thì nên học bằng lái xe ô tô số tự động hạng B11 vì quá trình học và thi đều trên xe số tự động, do đó việc thi sát hạch trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều .
- Quy trình học và thi bằng lái xe ô tô hạng B11 - bằng lái xe ô tô số tự động cũng giống hệt như học và thi bằng lái xe ô tô số sàn, chỉ khác là trong suốt quá trình học và thi xe sử dụng đều là xe số tự động .
Tài xế có bằng b11 lái xe gì? Lương tài xế hiện nay là bao nhiêu?
Lương tài xế hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng là:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, đối với tài xế đang là người lao động, mức lương sẽ chịu sự điều chỉnh của mức lương tối thiểu vùng, còn các chế độ phụ cấp sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Tài xế thuộc độ tuổi nào thì được thi nâng hạng lấy bằng lái xe?
Căn cứ theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi của tài xế như sau:
Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Đồng thời, tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT cũng quy định như sau:
Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Như vậy, để đảm bảo việc điều khiển xe an toàn cần đáp ứng các điều kiện về độ tuổi.
Đối với người lái xe đã có bằng B11 lên B1 thì độ tuổi tối thiểu để được thi nâng hạng là đủ 18 tuổi cùng với điều kiện phải có thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.
Mẫu giấy khám sức khỏe dành cho người lái xe năm 2023 được quy định ra sao?
Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT cụ thể như sau:
Mẫu giấy khám sức khỏe dành cho người lái xe năm 2023:
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?