Tại TPHCM, có được dạy thêm tại các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ không?
Có được dạy thêm tại các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ không?
Tại Mục 1 Công văn 90/UBND-VX năm 2021 về tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có quy định:
Nhằm đảm bảo quyền lợi của người học, người lao động, an ninh, trật tự tại địa phương và tăng cường các biện pháp quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập; Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị các đơn vị thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
1. Đối với Ủy ban nhân dân các quận, huyện
...
1.2. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ, nhất là những điều kiện nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, nghiêm cấm hoạt động dạy thêm trong các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ.
…
Theo quy định trên, việc dạy thêm tại các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ là hành vi bị cấm. Cơ sở giữ trẻ ngoài giờ tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tuyệt đối không được dạy thêm.
Có được dạy thêm tại các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ không? (Hình từ Internet)
Thế nào là dạy thêm? Phân loại dạy thêm?
Tại khoản 3 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.
3. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 điều này tổ chức.
Theo đó, dạy thêm ngoài nhà trường được hiểu là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Như vậy, dạy thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Có 02 loại dạy thêm: Dạy thêm trong nhà trường và dạy thêm ngoài nhà trường.
- Dạy thêm trong nhà trường là dạy thêm do cơ sở giáo dục công lập gồm cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học tổ chức.
- Dạy thêm ngoài nhà trường là dạy thêm không do các cơ sở giáo dục nêu trên tổ chức.
Giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải có trách nhiệm gì?
Tại Điều 20 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Quản lý và đảm bảo quyền của người học thêm, người dạy thêm. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép và thông báo công khai cho người học thêm biết trước ít nhất là 30 ngày. Hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học thêm tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Quản lý, lưu giữ và xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm bao gồm: hồ sơ cấp giấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm; danh sách người học thêm; thời khóa biểu dạy thêm; đơn xin học thêm, hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, của cơ quan có trách nhiệm quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện qui định về dạy thêm, học thêm; thực hiện báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý.
Như vậy, giáo viên tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về dạy thêm, học thêm.
- Quản lý và đảm bảo quyền của người học thêm, người dạy thêm.
Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép và thông báo công khai cho người học thêm biết trước ít nhất là 30 ngày.
Hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học thêm tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan.
- Quản lý, lưu giữ và xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm.
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, của cơ quan có trách nhiệm quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện qui định về dạy thêm, học thêm
- Thực hiện báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?