Tại sao VssID không nhận diện khuôn mặt? Tra cứu thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế qua VssID như thế nào?
Tại sao VssID không nhận diện khuôn mặt?
Căn cứ tại Công văn 3717/BHXH-CNTT năm 2020 quy định:
VssID – Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và AppStore cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple để thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT giấy như hiện nay.
Như vậy, VssID – Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và AppStore cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple để thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT giấy như hiện nay.
* VssID có thể đăng nhập được cả bằng mật khẩu, vân tay và Face ID. Trong quá trình sử dụng, đôi lúc VssID không nhận diện khuôn mặt làm người dùng không thể đăng nhập bằng Face ID. VssID không nhận diện khuôn mặt có thể do một trong các nguyên nhân dưới đây:
- Người dùng có thể chưa cài đặt chế độ Face ID hoặc quên kích hoạt tính năng nhận diện khuôn mặt trên ứng dụng.
- Camera chưa chính diện, khuôn mặt không nằm trong khung hình yêu cầu.
- Camera trước của điện thoại bị bám nhiều bụi bẩn, dấu vân tay làm cho camera bị mờ.
- Trong quá trình sử dụng, người dùng làm rơi rớt, va chạm với vật cứng, ngâm nước…làm cho camera máy bị hư hỏng.
Ngoài ra, VssID không nhận diện khuôn mặt có thể do các yếu tố bên ngoài như ánh sáng không đủ, tóc tai, khẩu trang hoặc đeo các phụ kiện… không phù hợp với hình ảnh trong dữ liệu của ứng dụng.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tại sao VssID không nhận diện khuôn mặt? Tra cứu thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế qua VssID như thế nào?
Tra cứu thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế qua VssID như thế nào?
Để tra cứu bằng cách này, bạn đọc bắt buộc phải đăng ký tài khoản VssID và được cơ quan BHXH cấp mật khẩu.
Theo đó, tra cứu thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế bằng VssID theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập VssID
Bước 2: Tại giao diện quản lý cá nhân: Chọn Thẻ BHYT
Bước 3: Xem thông tin về thời hạn sử dụng của thẻ BHYT
Hệ thống sẽ cung cấp về thẻ BHYT. Ngoài thời hạn sử dụng của thẻ BHYT, bạn đọc cũng có thể xem thêm các thông tin về nơi khám chữa bệnh, thời điểm đủ 05 năm liên tục, quyền lợi về bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh.
Cấp thẻ bảo hiểm y tế trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định:
Cấp thẻ bảo hiểm y tế
1. Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đối với người tham gia bảo hiểm y tế lần đầu;
b) Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này do người sử dụng lao động lập.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, 1 và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý theo quy định tại các điểm n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này do các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề lập.
Danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý quy định tại các điểm a khoản 1, điểm a và điểm n khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này và danh sách của các đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều 12 của Luật này do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an lập.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.
3. Tổ chức bảo hiểm y tế ban hành mẫu hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế, tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?