Tại sao ngày khai giảng là ngày 5/9? Công ty có hỗ trợ người lao động có con nhỏ vào ngày khai giảng không?
Tại sao ngày khai giảng là ngày 5/9?
Ngày 5 tháng 9 là một ngày quan trọng với vai trò đặc biệt trong việc khai giảng năm học mới tại Việt Nam. Vào ngày này, chúng ta không chỉ kỷ niệm sự bắt đầu của một kỳ học mới mà còn tưởng nhớ một phần quá khứ lịch sử quan trọng của đất nước.
Ngày 05/9/1945 - chỉ ba ngày sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư gửi cho các học sinh” nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
Trong lá thư gửi học sinh đầy xúc động năm ấy, Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác là tiếng trống giục giã, là niềm tin của đất nước, là ngọn đuốc sáng bất diệt soi bước chân ta trên con đường tiến tới tương lai.
Vì thế, ngày khai giảng năm học mới - ngày 5 tháng 9 hàng năm, không chỉ là thời khắc có ý nghĩa thiêng liêng cho mỗi gia đình người Việt mà còn là điểm tựa tinh thần, là ý chí quyết tâm rèn đức luyện tài trở thành nguồn nguyên khí bền vững làm nên sự hưng thịnh Quốc gia của toàn dân tộc.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có quy định lịch khai giảng năm học mới 2024-2025 trên toàn quốc diễn ra vào ngày 5/9/2024.
Ngày 5/9 cũng là thời gian đi làm lại sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh (2/9) năm 2024 của người lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019.
Xem thêm:
Tổng hợp thư Chủ tịch nước gửi nhân ngày khai giảng?
Ngày 5/9 khai giảng năm học mới: Người lao động có được nghỉ làm đưa con đến trường không?
Tại sao ngày khai giảng là ngày 5/9? Công ty có hỗ trợ người lao động có con nhỏ vào ngày khai giảng không?
Công ty có hỗ trợ người lao động có con nhỏ vào ngày khai giảng không?
Căn cứ Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Theo đó, công ty không có nghĩa vụ phải hỗ trợ người lao động vào ngày con người lao động đến trường khai giảng, việc hỗ trợ mang tính tự nguyện, khuyến khích chứ không bắt buộc.
Chính vì vậy, dựa vào tình hình tài chính, công ty có thể chi hoặc không để hỗ trợ người lao động có con nhỏ vào các dịp này.
05 nguyên tắc xây dựng khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 ở 63 tỉnh thành là gì?
Theo Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024, việc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 của các địa phương phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
(2) Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
(3) Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
(4) Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
(5) Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?