Tài sản thu nhập biến động trong năm có giá trị bao nhiêu thì cán bộ phải kê khai bổ sung?
Tài sản thu nhập biến động trong năm có giá trị bao nhiêu thì cán bộ phải kê khai bổ sung?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập
1. Kê khai lần đầu được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người đang giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2019;
b) Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác.
2. Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
b) Người không thuộc quy định tại điểm a khoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
4. Kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác;
b) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật này. Thời điểm kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
Theo đó, cán bộ có biến động về tài sản thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên thì phải thực hiện kê khai bổ sung.
>> Tham khảo mẫu kê khai bổ sung tài sản thu nhập: TẢI VỀ
Tài sản thu nhập biến động trong năm có giá trị bao nhiêu thì cán bộ phải kê khai bổ sung? (Hình từ Internet)
Tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
Tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập như sau:
a) Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và gửi cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền;
b) Hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập cho người có nghĩa vụ kê khai;
c) Lập sổ theo dõi kê khai, giao, nhận bản kê khai.
2. Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu và gửi bản kê khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai.
Theo đó, tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ như sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ có nghĩa vụ kê khai tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập như sau:
+ Lập danh sách cán bộ có nghĩa vụ kê khai và gửi cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền;
+ Hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập cho cán bộ;
+ Lập sổ theo dõi kê khai, giao, nhận bản kê khai.
- Cán bộ có trách nhiệm kê khai theo mẫu và gửi bản kê khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ có nghĩa vụ kê khai.
Bản kê khai tài sản thu nhập của cán bộ được công khai không?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập
1. Bản kê khai của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
2. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.
3. Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được công khai theo quy định của pháp luật về bầu cử.
4. Bản kê khai của người dự kiến bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải được công khai với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trước khi bầu, phê chuẩn. Thời điểm, hình thức công khai được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
5. Bản kê khai của người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm khi tiến hành bổ nhiệm hoặc tại cuộc họp của Hội đồng thành viên khi tiến hành bầu các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
6. Chính phủ quy định chi tiết về thời điểm, hình thức và việc tổ chức công khai bản kê khai quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều này.
Theo đó, bản kê khai tài sản thu nhập của cán bộ phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?