Tải mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất hiện nay ở đâu? Không thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Tải mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất hiện nay ở đâu?
Theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.
...
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019 thì không phải gửi thông báo.
Theo đó, hiện nay pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Vì thế, mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động thông thường sẽ do phía doanh nghiệp tự soạn thảo.
Người sử dụng lao động có thể tham khảo tham mẫu Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động năm 2024 sau đây:
>> Mẫu Thông báo chấm dứt hợp lao động: Tải về
>> Khi sa thải người lao động có cần thông báo chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
Tải mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất hiện nay ở đâu? Không thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Không thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
...
Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu - 3 triệu đồng.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cũng có quy định:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, mức phạt tiền từ 01 triệu - 03 triêu đồng được áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt sẽ tăng gấp 02 lần, cụ thể là phạt tiền từ 02 triệu - 06 triệu đồng.
Khiếu nại doanh nghiệp không thông báo chấm dứt hợp đồng lao động ở đâu?
Căn cứ Khoản 2 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
...
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
Như vậy, thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bao gồm:
- Phạt cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương 2, Chương 3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương 4 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
- Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương 2, Chương 3 và Chương 4, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương 2, Chương 3 và Chương 4 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp người lao động không được doanh nghiệp gửi văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng lao động thì có thể khiếu nại hành vi vi phạm này đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để xử lý theo quy định.
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chi tiết mức tiền thưởng từ 2025 trở đi áp dụng cho toàn bộ đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng là bao nhiêu?