Tài liệu tiền lương được bảo quản trong thời hạn bao lâu theo Thông tư 10?
Thời hạn bảo quản tài liệu tiền lương theo Thông tư 10 là bao lâu?
Thời hạn bảo quản tài liệu tiền lương được quy định tại Phần 4.2 Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BNV, cụ thể như sau:
Tên nhóm tài liệu | Thời hạn bảo quản |
Hồ sơ xây dựng, ban hành Quy chế nâng bậc lương | 20 năm |
Hồ sơ theo dõi thực hiện thang, bảng lương, chế độ phụ cấp | 20 năm |
Hồ sơ xếp lương, chuyển xếp lại hệ số lương, nâng lương, nâng phụ cấp thâm niên của cán bộ, công chức, viên chức | 20 năm |
Công văn trao đổi về tiền lương | 05 năm |
Theo đó, thời hạn bảo quản tài liệu tiền lương theo Thông tư 10 được thực hiện theo thời gian nêu trên.
Tài liệu tiền lương được bảo quản trong thời hạn bao lâu theo Thông tư 10?
Có cần quy định về chế độ nâng lương trong hợp đồng lao động không?
Tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội dung hợp đồng lao động như sau:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó, chế độ nâng lương là một trong những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động.
Có được thỏa thuận với công ty về thời hạn nâng lương hay không?
Tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
6. Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.
7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.
8. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
9. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
10. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề: quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Theo quy định trên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau về điều kiện, thời gian, mức tiền lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo quy chế của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương thì làm sao để được xóa kỷ luật?
Tại Điều 126 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động
1. Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
Theo đó, người lao động bị xử ký kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Chính thức toàn bộ 05 bảng lương mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mở rộng quan hệ tiền lương để làm gì?
- Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày mấy âm lịch 2024? Người làm công tác phổ biến pháp luật cho người khuyết tật không hưởng lương thì được hưởng chính sách gì?
- Hạn chót tháng 12/2024, điều chỉnh lương hưu cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang về việc báo cáo cấp có thẩm quyền mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương?
- Tiếp tục điều chỉnh lương hưu trên mức hưởng đợt tăng lần 2 của người nghỉ hưu trước 1995 vào thời điểm Luật BHXH mới có hiệu lực đúng không?