Tại Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đã thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi có đúng không?
Tại Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đã thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi có đúng không?
Theo Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam quy định những nội dung được quyết nghị gồm:
- Thông qua những nội dung cơ bản về đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2023 - 2028 nêu trong Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
- Thông qua Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII.
- Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi.
Như vậy, tại Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đã thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi.
Xem chi tiết Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13: Tại đây
Tại Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đã thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã được bổ sung, sửa đổi có đúng không?
Nội dung chính của đại hội công đoàn các cấp bao gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 6.7 Mục 6 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có hướng dẫn như sau:
6. Đại hội công đoàn các cấp theo Điều 8
...
6.7. Trình tự nội dung chính của đại hội công đoàn các cấp được tiến hành theo quy trình sau:
- Chào cờ (Quốc ca và Bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam)
- Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, diễn văn khai mạc.
- Thông qua chương trình, quy chế làm việc của đại hội.
- Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.
- Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm kỳ tới.
- Thảo luận các văn kiện của đại hội.
- Phát biểu của đại diện công đoàn cấp trên, cấp ủy đảng, chính quyền, chuyên môn.
- Tổ chức bầu cử theo quy định.
- Thông qua nghị quyết đại hội.
- Diễn văn bế mạc
- Chào cờ.
...
Theo đó, nội dung chính của đại hội công đoàn các cấp bao gồm:
- Chào cờ (Quốc ca và Bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam)
- Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, diễn văn khai mạc.
- Thông qua chương trình, quy chế làm việc của đại hội.
- Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.
- Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm kỳ tới.
- Thảo luận các văn kiện của đại hội.
- Phát biểu của đại diện công đoàn cấp trên, cấp ủy đảng, chính quyền, chuyên môn.
- Tổ chức bầu cử theo quy định.
- Thông qua nghị quyết đại hội.
- Diễn văn bế mạc
- Chào cờ.
Điều lệ Công đoàn Việt Nam do cơ quan nào thông qua?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
4. Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.
5. Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên.
6. Đơn vị sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tuyển dụng, sử dụng lao động và trả lương theo quy định của pháp luật.
7. Tranh chấp về quyền công đoàn là tranh chấp phát sinh giữa người lao động, đoàn viên công đoàn, tổ chức công đoàn với đơn vị sử dụng lao động về việc thực hiện quyền công đoàn.
8. Điều lệ Công đoàn Việt Nam là văn bản do Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua, quy định về tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công đoàn; quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn.
Như vậy, điều lệ Công đoàn Việt Nam là văn bản do Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua.
Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định về tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công đoàn; quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn các cấp; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?