Sức khỏe người chưa thành niên không còn phù hợp với công việc thì người sử dụng lao động cần làm gì?
Sức khỏe người chưa thành niên không còn phù hợp với công việc thì người sử dụng lao động cần làm gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và thường xuyên cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi.
2. Tôn trọng, lấy ý kiến của người chưa thành niên về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của họ.
3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn cho người chưa thành niên tại nơi làm việc.
4. Trong trường hợp sức khỏe người chưa thành niên không còn phù hợp với công việc thì phải thông báo cho người chưa thành niên, đối với trường hợp người chưa đủ 15 tuổi thì đồng thời phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của người đó.
5. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ trẻ em.
Theo đó, trường hợp sức khỏe người chưa thành niên không còn phù hợp với công việc thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo cho người chưa thành niên, đối với trường hợp người chưa đủ 15 tuổi thì đồng thời phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của người đó.
Sức khỏe người chưa thành niên không còn phù hợp với công việc thì người sử dụng lao động cần làm gì? (Hình từ Internet)
Người lao động chưa thành niên được khám sức khỏe bao lâu một lần?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Theo đó, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho lao động chưa thành niên ít nhất 6 tháng một lần.
Thời giờ làm việc của người chưa thành niên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời giờ làm việc của người chưa thành niên
1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Như vậy, theo pháp luật hiện hành thì khi thuê người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động cần đảm bảo thời gian làm việc của đối tượng này, cụ thể:
- Người chưa đủ 15 tuổi: không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần và có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Cập nhật mức lương cơ bản mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đặc điểm gì sau khi bãi bỏ mức lương cơ sở?
- Lý do bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT là gì?
- Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu?
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?