Sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bị xử phạt hành chính như thế nào?
Khi nào doanh nghiệp được đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp được gia hạn giấy phép phải bảo đảm các quy định sau đây:
- Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
(i) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020;
(ii) Không có án tích;
(iii) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
+ Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ hai tỷ đồng.
- Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày hết hiệu lực của giấy phép ít nhất 60 ngày làm việc.
Sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cho thuê lại lao động, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
...
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
c) Cho thuê lại lao động đối với người lao động vượt quá 12 tháng;
d) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp; gia hạn; cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Giả mạo Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp; gia hạn; cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Không đảm bảo một trong các điều kiện để được cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
Theo đó hành vi sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 26 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
Gia hạn giấy phép
...
3. Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép
a) Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị gia hạn giấy phép. Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gia hạn giấy phép đối với doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, gia hạn giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không gia hạn giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không gia hạn giấy phép.
4. Đối với doanh nghiệp cho thuê lại không bảo đảm quy định theo khoản 1 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không gia hạn.
Theo đó việc gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được thực hiện theo trình tự, thủ tục nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?