Sử dụng người lao động part time phải ký hợp đồng không?
Sử dụng người lao động part time phải ký hợp đồng không?
"Part time" có nghĩa là bán thời gian, được dùng để chỉ những công việc làm thêm bán thời gian, thường hướng đến các đối tượng: Học sinh, sinh viên, nội trợ… tranh thủ thời gian rảnh đi làm kiếm thêm thu nhập.
Theo quy định của pháp luật, những người làm công việc part time sẽ được xác định là người lao động không trọn thời gian tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm việc không trọn thời gian như sau:
Làm việc không trọn thời gian
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Tuy nhiên, dù làm việc không trọn thời gian nhưng người lao động vẫn được đảm bảo những quyền lợi nhất định.
Cụ thể, tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, việc sử dụng người lao động part time phải ký hợp đồng, căn bản làm việc bán thời gian cũng được xem là một hình thức của quan hệ lao động và không có sự phân biệt giữa người lao động làm việc toàn thời gian với bán thời gian.
Sử dụng người lao động part time phải ký hợp đồng không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng part time có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Như đã phân tích, dù sử dụng lao động làm việc part time thì doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm phải giao kết hợp đồng lao động. Tùy vào thời hạn làm việc mà các bên thỏa thuận, hợp đồng lao động có thể là loại có thời hạn hoặc không xác định thời hạn.
Loại hợp đồng giao kết chính là căn cứ để xác định người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không. Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
Như vậy, những người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
...
Như vậy, với những người làm part time thì thời gian làm việc của họ sẽ không đủ tháng.
Do đó, nếu tổng thời gian người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội.
Nói cách khách người lao động làm việc part time sẽ được đóng bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng đủ các điều kiện:
- Giao kết hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên.
- Thời gian làm việc trong tháng từ 14 ngày trở lên.
Người lao động làm part time được hưởng mức lương làm việc là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về người lao động làm part time được hưởng mức lương làm việc như sau:
Như vậy, mức lương làm việc part time của người lao đồng với người sử dụng lao động cơ bản sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?